Người Việt đầu tiên nhận giải thưởng quốc tế danh giá về “Quốc gia thông minh”
Global Champions 2018 - sân chơi tiếng Anh dành cho học sinh phổ thông / Những điểm mới về cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức
Cuộc thi do tổ chức Thành phố thông minh (TPTM) thế giới phối hợp với Hiệp hội Công nghệ Pháp Normandy French Tech và Viện Khoa học Điều khiển – Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga đồng tổ chức.
Giải thưởng quốc tế ở lĩnh vực Quốc gia thông minh đầu tiên của Việt Nam
Vượt qua hàng trăm mô hình và dự án về thành phố thông minh được gửi đến dự thi từ nhiều quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Singapore, Indonesia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Estonia,… Viện sĩ, tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC Group) và Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế đã giành được danh hiệu “Ý tưởng và mô hình quốc gia thông minh xuất sắc nhất” tại lễ trao giải này.
Viện sĩ, tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC Group) và Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế đã giành được danh hiệu “Ý tưởng và mô hình quốc gia thông minh xuất sắc nhất”
Đây là một tin vui dành cho giới công nghệ Việt Nam và cũng là niềm tự hào cho người Việt ở khắp nơi trên thế giới vì lần đầu tiên một giải thưởng danh giá đã được cộng đồng quốc tế trao cho cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam ở lĩnh vực Quốc gia thông minh (QGTM) trong khuôn khổ một cuộc thi có quy mô toàn cầu.
Ngoài giải thưởng danh giá nêu trên, Ban tổ chức cuộc thi toàn cầu về TPTM cũng đã trao các giải phụ như: Giải pháp chính quyền điện tử tốt nhất cho tập đoàn Tomi World (Bồ Đào Nha), giải thưởng năng lượng thông minh cho Tập đoàn Energy Smart của Estonia và giải thưởng xuất sắc trong đổi mới sáng tạo cho Tập đoàn công nghệ Dell EMC.
Viện sĩ, tiến sĩ – doanh nhân Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Nhàn nhận danh hiệu “Đại sứ thành phố thông minh quốc tế” và “CEO có tầm nhìn xuất sắc nhất về QGTM”
Cũng trong khuôn khổ buổi lễ trao giải, Viện sĩ, tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn AIC đã được Ban giám khảo và tổ chức TPTM thế giới trao danh hiệu “Đại sứ thành phố thông minh quốc tế” và “CEO có tầm nhìn xuất sắc nhất về QGTM” vì những cống hiến và tâm huyết của nữ tiến sĩ trong việc thúc đẩy triển khai mô hình TPTM; đặc biệt là xây dựng ý tưởng, mô hình quốc gia thông minh toàn diện cho Việt Nam một cách đầy sáng tạo nhưng cũng rất thực tế và có tính khả thi cao, chú trọng tới các lợi ích lan toả đến mọi đối tượng hưởng lợi trong xã hội.
Được biết, tổ chức TPTM thế giới là nơi quy tụ các chuyên gia hàng đầu về TPTM và là nơi cổ vũ cho các ý tưởng, các mô hình TPTM, QGTM.
Theo Ban tổ chức, mô hình này có thể làm mẫu tham khảo cho các thành phố, các quốc gia bởi vì trên thế giới hiện nay hầu như mới chỉ có các giải pháp đơn lẻ, tập trung vào một hoặc vài lĩnh vực như giao thông thông minh, quản lý năng lượng thông minh, y tế thông minh, thành phố an toàn,…
Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Anh Trần Ngọc An đến tham dự buổi lễ trao giải
Kết nối hàng loạt tiện ích, ứng dụng thông minh
Giải pháp “Quốc gia thông minh” do Viện sĩ, tiến sĩ Nhàn là người sáng tạo và thiết kế toàn hệ thống cùng với đội ngũ cán bộ của Tập đoàn AIC được Ban tổ chức cuộc thi đánh giá cao nhất do thể hiện được quy mô kết nối đồng bộ từ các cơ quan lãnh đạo Trung ương cho tới các bộ, ngành, các tỉnh thành và thậm chí tới cả các cấp cơ sở như nhà trường, bệnh viện, doanh nghiệp,…
“Bao trùm lên mô hình kết nối này là các tiện ích và hàng loạt ứng dụng thông minh dựa trên nền tảng dữ liệu lớn, thông tin thời gian thực, trí tuệ nhân tạo, thuật toán phân tích dự báo, tạo thành hệ thống trung tâm điều hành tích hợp các cấp, hiện thực hoá mô hình tương tác đa chiều và lợi ích bao trùm cho hơn 20 nhóm đối tượng hưởng lợi: từ lãnh đạo, nhà quản lý, các cơ quan chuyên môn, nhà nghiên cứu, bác sĩ, bệnh nhân, giáo viên, học sinh, du khách cho tới người dân nói chung và mọi thành phần khác trong toàn xã hội”, nữ tiến sĩ - doanh nhân Thanh Nhàn chia sẻ.
Viện sĩ, tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn phát biểu tại buổi lễ nhận giải
Ban giám khảo cuộc thi cũng đã lấy ý kiến nhận xét của các viện nghiên cứu uy tín, nổi tiếng thế giới các chuyên gia về TPTM và các đại diện của các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Dell, HP, Cisco, Oracle về nhận xét mô hình này. Tất cả các ý kiến đều đánh giá cao tính đồng bộ, thông minh và khả thi của mô hình đến từ đại diện của Việt Nam.
Với những quyết tâm được thể hiện ngày một rõ nét từ Đảng, Quốc hội và Chính phủ cũng như chính quyền các cấp tại Việt Nam trong thời gian gần đây liên quan tới việc xây dựng chính phủ số và đô thị thông minh; với việc ý tưởng và mô hình của chính doanh nghiệp Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đề cao.
Hi vọng rằng trong tương lai không xa, các doanh nghiệp tiên phong như Tập đoàn AIC sẽ cùng chung tay góp sức để xây dựng đất nước thành một QGTM, xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có, tạo đà bứt phá cho phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và trở thành một điển hình về xây dựng QGTM cho các nước trong khu vực và trên thế giới.
Người phụ nữ có “tấm lòng vàng” với nhiều danh hiệu lớn trong nước và quốc tế
Được biết, tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn là người đã đạt được rất nhiều danh hiệu lớn của thế giới và Việt Nam trong gần 20 năm qua như: Viện sĩ xuất sắc trong 10 năm liên tục từ 2005 đến 2015 của Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ các hệ thống CHLB Nga; Giải thưởng doanh nghiệp Asean tiêu biểu, được tạp chí Forbes Mỹ bình chọn là người phụ nữ có tầm ảnh hưởng nhất Việt Nam 2017; Giải thưởng Bông hồng vàng; Giải thưởng Sao đỏ; Giải thưởng 10 gương mặt trẻ tiêu biểu nhất Việt Nam 2004 ...
Không chỉ là doanh nhân xuất sắc, tiến sĩ Thanh Nhàn đã triển khai nhiều chương trình giúp đỡ hỗ trợ hàng chục ngàn người nghèo tìm cơ hội việc làm
Ngoài việc phát triển về kinh doanh, tiến sĩ Thanh Nhàn cũng đã triển khai nhiều chương trình giúp đỡ hỗ trợ hàng chục ngàn người nghèo tìm cơ hội việc làm; hỗ trợ hàng ngàn sinh viên nghèo làm việc tại nước ngoài và tổ chức các chương trình giao lưu sinh viên Việt Nam ra quốc tế; hỗ trợ kêu gọi đầu tư nhiều tỷ USD vào Việt Nam…
Hỗ trợ tổ chức nhiều sự kiện giao lưu văn hoá nghệ thuật nổi tiếng như lễ hội Hoa Anh đào Nhật Bản tại Việt Nam tại nhiều tỉnh, thành phố được đánh giá là đẹp và độc đáo nhất tại Việt Nam và thế giới.
Ngoài ra, công ty AIC đã hỗ trợ cùng VTV đầu tư kênh truyền hình giáo dục Việt Nam VTV7 phát sóng từ tháng 01//2016. Kênh truyền hình này được lập ra với mong muốn tạo ra sự công bằng trong giáo dục cho mọi đối tượng trong xã hội và được các em học sinh rất yêu thích.
Bên cạnh đó, nữ tiến sĩ đã hỗ trợ cho bà con nông dân xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản sang nước ngoài trong những lúc thị trường đang khó khăn như xuất khẩu vải thiều, chuối sang nhiều nước và xuất khẩu thủy sản cho các tỉnh Miền Trung sang nước ngoài khi có sự cố về môi trường.
Đặc biệt, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn cũng là người có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ đàm phán thành công trong việc giải quyết sự cố môi trường của tập đoàn Formosa năm 2016 tại Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo