Tin tức - Sự kiện

Nguy hiểm việc tự mua thuốc đặc trị COVID-19 bán "chui" trên mạng

Thuốc Molnupiravir cần có chỉ định của bác sĩ nếu không muốn có tác dụng phụ ngoài mong muốn nên việc tự mua thuốc để điều trị là vô cùng nguy hiểm.

Quốc hội thông qua nghị quyết hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội / Ngày 11/1, thêm 16.035 ca mắc COVID-19 tại 63 tỉnh, thành

Thông tin cảnh báo mới nhất từ Hội đồng Tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc (thuộc Bộ Y tế), đó là: Không dùng thuốc Molnupiravir cho phụ nữ có thai và trẻ dưới 18 tuổi - do có tác dụng phụ. Mặt khác, thuốc cũng sẽ ảnh hưởng đến tinh trùng của nam giới.

Cụ thể, theo thông báo của hội đồng, Molnupiravir không được khuyến cáo sử dụng đối với phụ nữ có thai và cho con bú, do lo ngại khả năng xảy ra các phản ứng có hại cho trẻ. Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, Molnupiravir cũng không được phép sử dụng, vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và sụn. Còn đối với nam giới, việc sử dụng Molnupiravir có thể sẽ ảnh hưởng đến tinh trùng, mặc dù rủi ro được coi là thấp. Vì vậy, nam giới sử dụng Molnupiravir nên sử dụng một phương pháp tránh thai tin cậy, trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều Molnupiravir cuối cùng.

Là loại thuốc cần có chỉ định của bác sĩ nếu không muốn có tác dụng phụ ngoài mong muốn, nên hiện nay, thuốc Molnupiravir mới chỉ được sử dụng trong Chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát cho các trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ, do Bộ Y tế triển khai. Tuyệt đối không được bán trên thị trường. Thế nhưng thực tế, việc rao bán trên mạng rồi giao dịch chui loại thuốc này vẫn đang diễn ra.

Nguy hiểm việc tự mua thuốc đặc trị COVID-19 bán chui trên mạng - Ảnh 1.

Thuốc Molnupiravir 200mg được rao bán trên mạng xã hội Facebook.

Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, qua quá trình thử nghiệm lâm sàng, Molnupiravir có hiệu quả tích cực trong việc điều trị F0. Và loại thuốc này bỗng nhiên trở thành hàng hiếm. Nhiều người thậm chí không mắc bệnh vẫn muốn mua để dự trữ, bất chấp chất lượng và giá thuốc.

Có bệnh thì vái tứ phương, đó là tâm lý chung của nhiều người. Và có cầu ắt có cung. Như tại TP Đà Nẵng mới đây, cơ quan chức năng đã phát hiện cả trường hợp một phụ nữ bán cháo, không có chuyên môn gì về y tế hay dược phẩm, cũng trở thành đầu mối bán thuốc chữa COVID-19 không rõ nguồn gốc.

Trước đó, công an quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng nhận tin báo về việc người phụ nữ này bán hàng ăn uống trên đường Âu Cơ, đã quảng cáo thuốc chữa COVID-19 cho cả người lớn và trẻ em với giá 300.000 đồng/hộp. Khi bị bắt quả tang đang bán thuốc, người phụ nữ này khai nhận số thuốc trên do người cháu gửi từ TP Hồ Chí Minh ra Đà Nẵng và dặn bà dùng để chữa COVID-19. Trong đó, hộp màu xanh là thuốc dành cho người lớn, còn màu đỏ liều lượng ít hơn là dành cho trẻ em. Người này cũng cho rằng: cháu của bà từng bị cách ly diện F1, đã tự uống thuốc này, không mắc COVID-19, nên bà tin tưởng, giới thiệu nhiều người. Trước khi bị bắt quả tang, người này đã bán 2 hộp cho hàng xóm. Cơ quan công an thu giữ nhiều hộp thuốc ghi chữ nước ngoài, có hai màu đỏ và xanh.

Không chỉ những người kinh doanh trôi nổi trên mạng, ngay cả một số hàng thuốc cũng bán chui thuốc đặc trị COVID-19 không rõ nguồn gốc. Chưa nói đến chất lượng của số thuốc này, chỉ riêng chuyện tự mua tự dùng không theo chỉ định của bác sĩ, không theo đặc điểm sức khỏe và cơ địa của mình cũng đã là mối nguy khiến người mua có thể tiền mất tật mang. Câu chuyện rao bán thuốc đặc trị COVID-19 cũng diễn ra ngay tại Hà Nội.

Một chợ trực tuyến mua bán thuốc điều trị COVID-19 tấp nập các hội nhóm. Các tên gọi Ngôi nhà chung của những người nhiễm COVID hay Tư vấn điều trị COVID tại nhà. Các tài khooản đăng bài ảnh giới thiệu. Gía cả thuốc điều trị mang tên Molnupiravir thường sẽ không công khai mà ai cần chủ tài khoản nhắn tin riêng.

 

Từ 1,8 triệu tới hơn 3 triệu; mỗi tài khoản báo một giá khác nhau và đi kèm với lời giới thiệu: nếu mua nhiều từ 5 hộp sẽ được giảm 100.000 đồng.

Vô cùng dễ dàng để đặt mua thuốc thậm chí có thể trở thành đại lý cấp dưới của những tài khooản mạng xã hội này. Đến các nhà thuốc cũng vậy. Chỉ khác là thuốc không bày bán công khai mà ai có nhu cầu sẽ đặt mua. 30 phút tới 1 giờ sẽ có người mang đến tận nơi. Theo các nhà thuốc, việc này để qua mặt sự quản lý của cơ quan chức năng.

Tại một cửa hàng thuốc ngay cổng một bệnh viện ở quận Ba Đình, Hà Nội, giá thuốc được bán 2,6 triệu đồng/hộp. Để người mua yên tâm, người bán hàng giới thiệu có phác đồ điều trị F0 và cả đơn thuốc của bệnh viện.

Tại một cửa hàng thuốc khác ở quận Đống Đa, 2 nhân viên bán hàng liên tục giới thiệu về loại thuốc đang được bán ở cửa hàng. Giá bán là 2,9 triệu đồng. Nhân viên cũng giới thiệu do nhu cầu những ngày này của người dân tìm mua rất lớn, giá thuốc cao nên khi nào có ai mua mới lấy về.

Khỏi bệnh sau 3 - 5 ngày, không tác dụng phụ, luôn sẵn hàng và có mong muốn tuyển cộng tác viên tại các địa phương, là những lời khẳng định của người bán hàng, dù không ai chắc nguồn gốc thực sự của các loại thuốc này.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm