Tin tức - Sự kiện

Nhiều địa phương được tăng lương tối thiểu hơn 21% từ 1/7/2024

Do thực hiện sắp xếp lại địa giới hành chính, người lao động làm việc ở một số địa phương sẽ được hưởng mức tăng lương tối thiểu cao hơn mức bình quân.

Sau cải cách tiền lương, công chức, viên chức có còn thưởng Tết? / Đề xuất thay đổi mức lương hưu hàng tháng trong dự thảo Luật BHXH có gì mới?

Từ 1/7/2024 dự kiến mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng bình quân 6%.

Từ 1/7/2024 dự kiến mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng bình quân 6%.

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chính phủ, từ 1/7/2024 dự kiến mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng bình quân 6%, tương ứng tăng từ 200.000 đồng đến 280.000 đồng/tháng.

Cụ thể, vùng I tăng từ 4.680.000 đồng/tháng lên 4.960.000 đồng/tháng (tăng thêm 280.000 đồng).

Vùng II tăng từ 4.160.000 đồng/tháng lên 4.410.000 triệu đồng/tháng (tăng 250.000 đồng).

Vùng III tăng từ 3.640.000 triệu đồng/tháng lên 3.860.000 triệu đồng/tháng (tăng 220.000 đồng).

 

Vùng IV tăng từ 3.250.000 triệu đồng/tháng lên 3.450.000 triệu đồng/tháng (tăng 200.000 đồng).

Về mức lương tối thiểu/giờ, vùng I là 23.800 đồng/giờ, vùng II là 21.200 đồng/giờ, vùng III là 18.600 đồng/giờ, vùng IV là 16.600 đồng/giờ.

Cũng theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, mức lương tối thiểu hiện được xác lập theo vùng và gắn với địa giới hành chính cấp huyện. Tuy nhiên, đến nay một số địa bàn áp dụng lương tối thiểu đã không còn phù hợp do có sự thay đổi về địa giới hành chính (đổi tên, thành lập mới, nhập, giải thể) sau khi thực hiện sắp xếp lại theo các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; hoặc có sự thay đổi về điều kiện cơ sở hạ tầng, thị trường lao động, chính sách thu hút đầu tư…

Do đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất điều chỉnh từ vùng II lên vùng I đối với các địa phương: TP Hải Dương (tỉnh Hải Dương); thị xã Quảng Yên, thị xã Đông Triều, TP Uông bí, TP Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh); huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai); TP Tân An, huyện Đức Hòa, huyện Bến Lức, huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An).

Với sự điều điều chỉnh từ vùng II lên vùng I, lương tối thiểu vùng của người lao động ở các địa phương này sẽ tăng từ 4.160.000 đồng/tháng lên 4.960.000 triệu đồng/tháng (tăng thêm 800.000 đồng, tương ứng 19,23%).

 

Đối với TP Bắc Giang, thị xã Việt Yên, huyện Yên Dũng (tỉnh Bắc Giang); TP Chí Linh, thị xã Kinh Môn, huyện Cẩm Giàng, Bình Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Nam Sách, Kim Thành (tỉnh Hải Dương); TP Thái Bình (tỉnh Thái Bình); TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, thị xã Bỉm Sơn (tỉnh Thanh Hóa); huyện Tân Phú, huyện Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai); thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa); TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng); thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An) sẽ được điều chỉnh từ vùng III lên vùng II. Tương ứng mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng từ 3.640.000 đồng/tháng đến 4.410.000 đồng/tháng, tăng 770.000 đồng/tháng, tương ứng 21,15%.

Ngoài ra, các huyện Ninh Giang, Thanh Miện, Thanh Hà (tỉnh Hải Dương); huyện Thái Thụy, Tiền Hải (tỉnh Thái Bình); huyện Triệu Sơn, Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Hà Trung, Hậu Lộc, Nga Sơn, Hoằng Hóa, Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa); huyện Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận) sẽ được điều chỉnh từ vùng IV lên vùng III. Lương tối thiểu của người lao động sẽ tăng từ 3.250.000 đồng/tháng lên 3.640.000 đồng/tháng, thêm 610.000 đồng/tháng, tương ứng 18,77%.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm