Tin tức - Sự kiện

Nhiều doanh nghiệp ủng hộ việc cho F1 đi làm

Tại TP.HCM, có rất nhiều doanh nghiệp ủng hộ đề xuất của Bộ Y tế về việc cho F1 đi làm bình thường và tăng cường thực hiện 5K. Với F0, doanh nghiệp cho rằng vẫn nên cách ly và có thể làm việc trực tuyến nếu được.

Cà Mau: Tăng cường công tác phòng, chống COVID-19 / Sáng 4/3: Không xông cho trẻ em mắc COVID-19; Nghiêm cấm gây phiền hà khi người lao động là F0 làm thủ tục BHXH

F1 vẫn đi làm

Ông Đặng Văn Chung, Giám đốc Nhà máy Datalogic Việt Nam ở Khu Công nghệ cao, thành phố Thủ Đức, TP.HCM cho biết: công văn số 762 của Bộ Y tế hướng dẫn cách xác định F1 (có 4 cấp), vì vậy nhà máy đã ứng dụng linh hoạt, tìm cách giảm thiểu những tác động từ F0, hạn chế tối đa công nhân có thể trở thành F1. Ví dụ, nhà máylàm rất nhiều vách ngăn giữa các trạm làm việc của công nhân và tại căng tin ăn uống. Vì vậy trong thời gian qua, khi có công nhân mắc COVID-19 thì những F1 khác vẫn đi làm bình thường. Riêng đối với các trường hợp công nhân là F1 từ gia đình họ, nhà máy đề nghị công nhân tách ra khỏi gia đình, thuê trọ để ở riêng, đảm bảo sức khỏe thì vẫn đi làm bình thường. Công ty cung cấp bộ kit test để họ xét nghiệm, tự chăm sóc và xác định tình trạng sức khỏe của mình.

Vách ngăn trong căng tin để ngăn lây nhiễm COVID-19.
Vách ngăn trong căng tin để ngăn lây nhiễm COVID-19.

Cũng theo ông Chung, Nhà máy Datalogic Việt Nam hiện có 2 tuyến nhân sự là nhân viên văn phòng và công nhân sản xuất trực tiếp.Hiện nhà máy đang có gần 30 người là F0, chiếm 5% lượng công nhân, nhân viên, hầu hết lây từ gia đình khi con cái đi học trở lại. Những ngày qua, đối với các F0 là nhân viên văn phòng vẫn làm việc bình thường qua trực tuyến nếu đảm bảo sức khỏe. Các F1 được đánh giá không có nguy cơ cao vẫn đi làm bình thường. Điều nàymang lại hiệu quả sản xuấtcho doanh nghiệp.

"Văn phòng vẫn làm việc trực tuyến được. F0 thì chỉ có 1-2 ngày đầu mệt thôi. Những ngày F0 nghỉ chính thức thì vẫn được trả lương bình thường, nhưng vì ý thức trách nhiệm nên họ vẫn làm việc ở nhà, đảm bảo công việc không bị gián đoạn. Còn đối với công nhân là F0 thì phải ở nhà bình thường rồi. Công ty cung cấp kit test cho công nhân, thông thường từ 5-7 ngày sau họ âm tính rồi là đi làm lại được"- ông Chung nói.

Doanh nghiệp xét nghiệm tầm soát COVID-19 định kỳ. (Ảnh tư liệu)
Doanh nghiệp xét nghiệm tầm soát COVID-19 định kỳ. (Ảnh tư liệu)

Cònđại diện Công ty TNHH PouYuen Việt Namở Khu công nghiệp Bình Tân, TP.HCMcho biết đơn vị đang thiếu lượng lớn lao động. Hiện, doanh nghiệp này vẫn yêu cầu công nhân là F0, F1 tự cách ly theo quy định để hạn chế lây nhiễm. Tuy nhiên, nếu được Nhà nước cho phép F0, F1 làm việc thì doanh nghiệp sẵn sàng phối hợp thực hiện mà không gặp khó khăn gì. Các F1 đi làm thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể hỗ trợ chi phí xét nghiệm vào các ngày thứ 3, 5, 7 để đảm bảo an toàn, quản lý chặt chẽ, sắp xếp khu vực ăn uống riêng biệt. Thế nhưng do công tysản xuất theo dây chuyền liên tục từ đầu vào đến đầu ra sản phẩm, không phải theo từng công đoạn nên khó tách riêng F0, F1 ra khu làm việc riêng như đề xuất của Bộ Y tế. Do vậy, giải pháp phù hợp nhất với doanh nghiệp này hiện nay vẫn là F0 tự cách ly và F1 đi làm với sự giám sátchặt chẽ.

Bỏ cách ly F1 để thực hiện mục tiêu “kép”

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y dược TP.HCM vẫn kiên trì thể hiện quan điểm Việt Nam nên bỏ quy định cách ly F1. Theo Tiến sĩ Dũng, trước đây, quy định cách ly F1 được đặt ra khi Việt Nam vẫn phải truy vết các ca nghi nhiễm. Tuy nhiên, khi thay đổi tư duy sang thích ứng, việc cách ly F1 không hiệu quả và ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất lao động của xã hội. Đặc biệt, hiện nay tỉ lệ tiêm chủng đạt gần như 100% đối với người trên 18 tuổi, vì vậy khả năng lây nhiễm của F1 cũng rất thấp, tỉ lệ chuyển biến nặng và tử vong cũng thấp. Đối với công nhân là lực lượng trẻ tuổi, đã được tiêm đầy đủ vaccine, sẽ ítkhả năng bị lây nhiễm và cũng ít lây cho người khác hơn.

 

Công nhân là lực lượng trẻ và được tiêm vaccine nên nếu trở thành F1 cũng bị lây nhiễm hơn và nhẹ hơn nếu bị COVID-19.

Kinh nghiệm thế giới tất cả các quốc gia cho thấy rất nhiều nơi không cách ly F1, thậm chí như Anh Quốc không cách ly F0 nữa, còn các quốc gia như Mỹ, Singapore thì không cách ly F1. Ngay cả Úc - trước đó muốn thực hiện “Zero COVID” nhưng bây giờ vẫn mở cửa và cho F1 không phải cách ly nếu đã tiêm chủng. Do đó, ông Dũng ủng hộ đề xuất của Bộ Y tế, nếu F1 được xác định âm tính thì có thể sinh hoạt bình thường, còn F0 không triệu chứng có thể làm việc trực tuyến.

"Thực sự phải là sống chung, như vậy thì chúng tamới đạt được mục tiêu kép là kiểm soát dịch vàphát triển kinh tế xã hội, chứ cứ nhùng nhằng như hiện nay thì khó có thể đạt được. Tất nhiên chúng takhông thể trả giá sinh mệnh của người dân bằng việc mở cửa quá mức được. Nhưng kinh nghiệm quốc tế đã có rồi, không hề cách ly F1, phân tích thấy hợp lý thì mình ủng hộ thôi"- TS Đỗ VănDũng cho biết.

Bản tin của Bộ Y tế chiều ngày 8/3 cho biết, cả nước ghi nhận 162.435 ca mới, tăng hơn 15.000 ca so với ngày trước đó. Tuy nhiên, so với số ca mắc tăng cao thì số ca tử vong tương đối ổn định. Vì vậy, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp mạnh mẽđề nghị bãi bỏ việc cách ly F1 và coi COVID-19 là bệnh đặc hữu như nhận định của Thủ tướng.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm