Nhiều ngân hàng thương mại được room tín dụng - "Cơn mưa giải nhiệt mùa hè"
Tuần lễ ẩm thực, văn hóa Đức sắp trở lại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội / Đà Nẵng thí điểm tổ chức Phố đi bộ Bạch Đằng bên bờ sông Hàn
Đây là thông tin được rất nhiều người chờ đợi bởi thời gian qua, một số ngân hàng cạn hạn mức đã thắt chặt hoạt động cho vay. Bây giờ, các ngân hàng đã có thể mở rộng cửa cho vay hơn. Không chỉ doanh nghiệp, người dân mà kể cả là các nhà đầu tư chứng khoán cũng theo dõi rất sát thông tin này.
Cho vay - Không cho vay - Hay là cho vay nhỉ? là tình cảnh của nhiều ngân hàng trong thời gian qua khi đã hết hạn mức tín dụng được cấp từ đầu năm. Thế nhưng nay, những khó khăn này đã phần nào được tháo gỡ khi nhiều ngân hàng có sức khoẻ tốt hoặc các ngân hàng có trách nhiệm tham gia tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém vừa được cấp thêm hạn mức tín dụng. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước không đưa ra con số cụ thể, nhưng theo thông tin VTVMoney tìm hiểu được từ 1 số Ngân hàng thương mại, mức độ nới sẽ tùy thuộc vào sức khỏe tài chính và quy mô tín dụng của từng Ngân hàng, với mức dao động từ 0,7% đến khoảng 4%.
Quyết định này được 1 số doanh nghiệp ví von như là "cơn mưa giải nhiệt mùa hè" vậy bởi lẽ, khoảng 2-3 tháng gần đây, những ngân hàng cạn room tín dụng đã siết lại cho vay, khiến không ít doanh nghiệp rơi vào cảnh "khát vốn". Trên không gian mạng, nhiều người bày tỏ niềm vui trước thông tin này:
- Công ty tôi đang chuẩn bị kế hoạch sản xuất hàng Tết nên nhu cầu vốn rất cao. Chúng tôi mong muốn Ngân hàng nới room để có lượng vốn tốt hơn.
- Doanh nghiệp đã có 1 quý nằm im, hy vọng quý cuối năm được cấp vốn để kịp trả lương, thưởng cho người lao động.
- Việc nới room nên tập trung vào các doanh nghiệp có quá trình phục hồi tốt trong 8 tháng qua, tạo ra nhiều sản phẩm, sử dụng nhiều lao động… để họ duy trì sản xuất.
Hiện cũng đang có một số ý kiến đề xuất liệu có thể cân nhắc tiến tới việc gỡ bỏ công cụ này, mở cánh cửa rộng hơn để tạo cơ hội tiếp cận vốn cho doanh nghiệp hay không.
Một số người bình luận:
- Doanh nghiệp đang khát vốn để sản xuất cuối năm. Lý tưởng nhất là bỏ room tín dụng, để các ngân hàng cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ.
- Hiện nay vì một số mục tiêu quan trọng khác, công cụ room tín dụng vẫn cần, song về lâu dài có thể xem xét để thay thế bằng công cụ khác linh hoạt hơn.
Tuy nhiên, luồng ý kiến khác lại cho rằng, việc để các tổ chức tín dụng tự do tăng trưởng có thể sẽ gây ra một số hệ lụy, rủi ro nợ xấu nên chính sách cần linh hoạt song vẫn phải thận trọng.
- Việc duy trì hạn mức tăng trưởng tín dụng có chọn lọc sẽ giúp quản lý chất lượng tín dụng tốt hơn.
Thời điểm này, cơ quan quản lý vẫn cần kiểm soát một số lĩnh vực tăng trưởng nóng thời gian qua như bất động sản, chứng khoán. Do vậy, trước mắt vẫn nên giữ công cụ này.
Phản ánh trên các diễn đàn và với VTVMoney tuần qua, cộng đồng doanh nghiệp hầu hết đều nhận định, quyết định mở room tín dụng cho các Ngân hàng lúc này là cần thiết, kịp thời để dòng tiền chảy vào nền kinh tế, vào sản xuất kinh doanh, giúp kinh tế phục hồi và phát triển. Tuy nhiên, cần phải hướng dòng vốn này vừa đúng, vừa trúng để đạt hiệu quả cao nhất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh