Những con số khổng lồ về an toàn thực phẩm tại Hà Nội
Kiểm tra an toàn thực phẩm mùa Tết Trung thu 2019 / Hà Nội bất ngờ tạm dừng thi, xét tuyển dụng viên chức giáo dục
Hiệu quả ban đầu của công tác thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm
Việc thí điểm và mở rộng thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm (ATTP) góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đảm bảo ATTP của chính quyền địa phương, bước đầu tạo niềm tin cho người tiêu dùng trên địa bàn.
Đến thời điểm hiện nay, 30 quận, huyện, thị xã của Hà Nội đều đã ra quân triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm. Hiện tất cả các quận, huyện, xã, phường, thị trấn đã có đủ công chức, viên chức để thành lập từ một đến hai đoàn thanh tra với hơn 3.000 người. Tất cả các tuyến đã ban hành kế hoạch thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm từ ngày 10/7 đến 31/12/2019.
Tính đến ngày 20/9/2019, tổng số cơ sở được thanh tra là 310, trong đó có 96 cơ sở bị xử phạt với số tiền hơn 131 triệu đồng. Đáng chú ý, 18/30 quận, huyện, thị xã đã triển khai thanh tra chuyên ngành tại tuyến xã, phường, thị trấn. Tổng số xã, phường, thị trấn đã triển khai thanh tra là 131/584 cơ sở và tổng số cơ sở được thanh tra là 859. Lực lượng chức năng đã xử phạt 206 cơ sở với số tiền hơn 400 triệu đồng.
Những con số khổng lồ về ATTP tại Hà Nội
Thời gian tới, thành phố đảm bảo 100% quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn thanh tra theo đúng kế hoạch thanh tra, đảm bảo đúng quy trình thanh tra và xử lý nghiêm vi phạm. Thành phố Hà Nội hiện có trên 70.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; 7 cơ sở giết mổ công nghiệp, 44 cơ sở giết mổ bán công nghiệp, 937 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, thủ công; 454 chợ, 120 siêu thị, 22 trung tâm thương mại có kinh doanh thực phẩm. Tuy nhiên, việc sản xuất thực phẩm của thành phố mới chỉ đạt khoảng 60% nhu cầu tiêu dùng, số còn lại nhập từ các tỉnh lân cận và các nguồn khác.
Tình hình vận chuyển, buôn bán, nhập lậu thực phẩm không đảm bảo ATTP vào Hà Nội vẫn còn diễn biến phức tạp. Việc kiểm tra, kiểm soát nguồn gốc thực phẩm rau củ quả, các loại thực phẩm tươi sống kinh doanh tại các chợ, các điểm lẻ gặp khó khăn. Hoạt động giết mổ gia súc gia cầm còn tồn tại trong khu dân cư, chưa đảm bảo vệ sinh thú ý, gây mất vệ sinh môi trường, ATTP chưa được kiểm soát. Việc triển khai quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm còn chậm, công tác chỉ đạo điều hành, kiểm tra giám sát của cấp ủy, chính quyền địa phương còn chưa quyết liệt, chưa thường xuyên; ý thức của dân và người sản xuất về thực phẩm, chấp hành quy định của pháp luật về ATTP còn chưa cao.
TS Nguyễn Khắc Hiền - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội - cho biết thời gian qua thành phố rất quan tâm và đã chỉ đạo quyết liệt công tác đảm bảo an toàn thực phẩm. Thành phố cũng có văn bản chỉ đạo phân cấp quản lý công tác an toàn thưc phân cấp rõ trách nhiệm các sở, ngành, quận, huyện. Qua thực hiện, trách nhiệm của các ngành, quận, huyện tương đối rõ. Đối với các đơn vị công thương, nông nghiệp đã làm tốt truy xuất nguồn gốc. Tuy nhiên, các ngành cần tăng cường thêm công tác tuyên truyền, khuyến khích người dân phát hiện, tố cáo những đơn vị không an toàn.
Đối với việc quản lý và đảm bảo ATTP bếp ăn tập thể các trường học, tính đến hết năm học 2018 - 2019, toàn thành phố có 4.534 bếp ăn tập thể, trong đó, có các trường bán trú, mầm non, tiểu học… Thành phố đã thí điểm mô hình nâng cao năng lực, đảm bảo ATTP tại các bếp ăn trường học và phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo để quản lý các bếp ăn này, tăng cường kiểm tra và kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với những bếp ăn trường học không đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, khuyến khích phụ huynh học sinh cùng tham gia giám sát các bếp ăn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo