Những lao động mê sáng chế, làm lợi hàng tỷ đồng - Bài 2: Đảm bảo dòng điện an toàn cho dân
Thực hành tiêu chuẩn ESG - Bài cuối: Linh hoạt thích ứng / Quy định việc khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở
34 năm gắn bó với ngành
Chúng tôi gặp ông Phan Văn Điền, công táctại Công ty Điện lực Củ Chi (thuộc Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh- EVN HCMC), khi ông vừa trở lại TP Hồ Chí Minhsau 3 tháng tham giahỗ trợ cuộc đua nước rút dự án trọng điểm điện lướicủa quốc gia,
Ông Điềncho biết: "34 năm gắn bó với ngành điệnlà ngần ấy thời gian tôitrảiqua nhiều vị trí. Từ công nhân, trưởng ca điều độ, Phó phòng kỹ thuật và đến nay là Kỹ sư an toàn chuyên trách. Dù trên cương vị nào, tôi cũng luôn cố gắnghoàn thành tốt nhiệm vụ và là người thợ cả dìu dắt lớp thợ đàn em".
Theo ông Điền, khi còn ở vị trí công nhân, nhìn lớp đàn anh đi trước liên tục có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ông Điền luôn ao ước một ngày sẽ có đứa con tinh thần mang tên mình. Năm 2008, được chuyển đến làm việc tại phòng Kỹ thuật, bước ngoặt này đã giúp ông từng bước khẳng định dấu ấn nghề nghiệp của mình. Sau 2 năm miệt mài nghiên cứu, đề tài nghiên cứu khoa học đầu tiên của ông Điền được công nhận, đó làđề tài “Nghiên cứu phương pháp sửa chữa, bảo trì trạm biến thế phân phối đối với đường dây trên không, với tiêu chí không gây mất điện khách hàng”
Lấy đó làm động lực, liên tiếp những năm sau, năm nào ông Điềncũng có 1-2 sáng kiến được ra lò. Chỉ tính riêng giai đoạn 2016 - 2023, ông Điềncó đến 9 sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học, với tổng số tiền làm lợi lên đến hàng tỷđồng, góp phần vào công cuộc tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác cho đơn vị.
Trongcác sáng kiến đã thực hiện, ông Điền đặc biệt tâm đắc với đề tài “Nghiên cứu phương pháp sửa chữa, bảo trì trạm biến thế phân phối đối với đường dây trên không với tiêu chí không gây mất điện khách hàng”, được thực hiện vào năm 2016.
Từ thực tế làkhi xảy ra sự cố, để xử lý, đơn vị công tác phải cắt điện toàn bộ trạm biến áprồi mới tiến hành thao tác; việc này làm gián đoạn cung cấp điện đối với toàn bộ khu vực sửa chữa, gây bức xúc đối với khách hàng sử dụng điện, đặc biệt sản lượng điện không bán được là rất lớn; ông Điềnđã nghiên cứu phương pháp hòa đồng bộ 2 nguồn lưới hạ thế, nguồnđiệnđược vận hành liên tục, không bị gián đoạn. Việc này đã giúpnâng cao độ tin cậy trong cung cấp điện cho khách hàng.
Ông Phan Văn Điền cho biết:“Ngành điện là ngành đặc thù, có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn về tai nạn lao động. Là người làm công tác an toàn chuyên trách, tôi luôn xác định rõ nhiệm vụ vàtrách nhiệm của mình là mỗi ngày đều phải quan tâm, nhắc nhở anh em về công tác an toàn trong thời gian phổ biến đầu giờ. Ngoài ra, tôi thường xuyên đi kiểm tra hiện trường, hàng thángtổ chức sinh hoạt an toàn, từ đó đánh giá những cáianh em làm được, cái chưa làm được,để rút kinh nghiệm cho bản thân mình và cho đồng nghiệp. Việc đảm bảo an toàn này không chỉ là mệnh lệnh, quy tắc của đơn vị, mà còn là vì chính bản thân của mỗi công nhân, là hạnh phúc của người thân trong gia đình”.
Là người làm việc với ông Điền nhiều năm, ông Nguyễn Thanh Lâm, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Củ Chi cho biết: "Anh Điền là một trong những tấm gương tiêu biểu cho công nhân ngành điện về sự kiên trì, nỗ lực, cầu tiến. Không chỉ đóng góp những sáng kiến tiền tỉ, giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, anh Điền còn là một người thợ cả tận tâm hết lòng truyền đạt kiến thức, kỹ năng nghề cho thợ trẻ.
Song song với việc đưa ra nhiều sáng kiến, giải pháp hỗ trợ công tác chuyên môn và đảm bảo an toàn cho anh em công nhân, ôngPhan Văn Điền còn biết đến là một người “thầy” - giảng viên nội bộ của Tổng công ty Điện lực TPHồ Chí Minh, đảm nhận nhiệm vụ huấn luyện và đào tạo cho đội ngũ công nhân trực tiếp mới về nhận nhiệm vụ. Trong 5 năm gần đây, ông Điềnđã đào tạo bồi dưỡng trình độ tay nghề định kỳ hàng năm cho hơn 1.000 lượt người. Ngoài ra, ông còn trực tiếp huấn luyện cho đội thi thợ giỏi cấp Tổng công ty, tham dự các hội thi thợ giỏi cấp Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, hàng trăm thợ giỏi của Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh đạt danh hiệu thợ giỏi cấp Tập đoàn Điện lực Việt Nam nghề Quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp trung hạ thế, đều do ông Điền đào tạo.
Với những thành tích nổi bật, ôngPhan Văn Điền nhiều lần được lãnh đạo đơn vị và các cấp tuyên dương khen thưởng, đượcThủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh, Liên đoàn Lao động TP Hồ Chí Minh trao tặng bằng khen.
Đảm bảo an toàn lưới điện
Đối với ông Võ Sỹ Danh, Công ty Truyền tải điện 4 (PTC4), việc đảm bảo an toàn điện cũng được ông đặt lên hàng đầu khi làm việc. Ônglà một trong những điển hình lao động giỏi, lao động sáng tạo trong lĩnh vực điện công nghiệp - điện tử - điện lạnh.
Ông Võ Sỹ Danh sinh ra tại vùng quê nghèo thuộc huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk. Trong ký ức của mình, ông Danh nhớ rất rõ hình ảnh người thợ đưa điện đến thắp sángbuôn làng. Mong ước lớn lên được làm việc trong ngành điện nhen nhóm trong tâm trí cậu bé 6 tuổi. Tốt nghiệp THPT, để thực hiện ước mơ của mình, ông thi vào ngành Kỹ thuật Điện – Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh. Sau khitốt nghiệp, ông vào làm việc ở PTC4 cho đến nay.
Học đúng ngành, làm đúng công việc mình yêu thích; như cá gặp nước, ông Danh không ngừng học hỏi, rèn luyện để khẳng định vị trí của mình tại doanh nghiệp. Trải qua nhiều vị trí công tác, sự nghiệp bắt đầu có những dấu ấn riêng biệt khi ông chuyển công tác đến Phòng Kỹ thuật.
Ông Võ Sỹ Danh cho biết: "Ban đầu khi đi làm, tôivô cùng áp lực, bởi phải vừa đảm bảo an toàn cho dòng điện thông suốt, vừakhông ngừng học hỏi để đồng hành cùng sự phát triển của đơn vị. Tôi đã cho ra đời 16 sáng kiến, góp phần khắc phục nhanh những công việc quan trọng, cấp bách, bảo đảm lưới điện vận hành liên tục và an toàn. Nhiều sáng kiến cógiá trị làm lợi lên đến hàng chục tỉ đồng, trong đó phải kể đến sáng kiến Giải pháp hoàn thiện F85, F87L của các đường dây 220kV đang vận hành”.
Theo ông Danh, với sáng kiến này, ôngphải dầy công nghiên cứu hơn 4 năm. Sau khi được vận hành, bảo vệ phối hợp truyền tín hiệu từ các thiết bị truyền cắt xa, đã nâng cao khả năng làm việc an toàn, tin cậy của các đường dây; đáp ứng loại trừ nhanh sự cố, tránh gây ảnh hưởng đến vận hành của lưới điện truyền tải. Tổng giá trị làm lợi của sáng kiến nàylên đến 11 tỉ đồng.
“Với mỗi công nhân ngành điện, không ngừng đổi mới sáng tạo là nhiệm vụ hàng đầu, đảm bảo an toàn điện cho người dân là nguyên tắc đầu tiên. Khi làm việc, tôiluôn nỗ lực, cống hiến hết mình để góp phầnđảm bảo cung cấp điện thông suốtcho phát triển kinh tế, xã hội, phục vụ người dân ngày càng tốt hơn",ông Danh nói.
Với những nỗ lực của mình, tháng 8/2024, đánh dấu cột mốc 10 năm gắn bó với PTC4, ông Danh thu được nhiều trái ngọt. Ngoài việc đạtgiải thưởng Tôn Đức Thắng lần thứ 24 năm 2024cao quý, ông còn được bổ nhiệm vào vị trí Phó trưởng Phòng Kỹ thuật.
Ông Nguyễn Trung Trực, Chuyên viên kỹ thuật, Truyền tải điện Miền Tây II, thuộc PTC4 cho biết: "Không chỉ là cán bộ quản lý trẻ, giỏi chuyên môn, anh Danh còn là một người đàn anh đáng kính bởi phong cách sống hòa đồng, luôn gần gũi, sẻ chia với đồng nghiệp. Với những "ca khó", anh sẵn sàng xuống tận nơi hỗ trợ nghiệp vụ, nâng đỡ lớp thợ đàn em cùng phát triển. Giải thưởng năm nay chính là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực của anh Danh".
Bài cuối: Ươm những giống cây trồng công nghệ cao, mang lợi cho nông dân
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kết tinh cảm xúc đêm chung kết cuộc thi ‘Thước phim Đà Lạt’
Dalat Spring Concert mang huyền thoại âm nhạc thế giới biểu diễn thường niên tại Đà Lạt
Đà Nẵng khai mạc lễ hội đón giáng sinh, chào năm mới
Hàng trăm cây dừa được trồng, bãi biển Đà Nẵng thêm sức sống
Kiên Giang vận hành hệ thống camera giám sát giao thông