Phòng chống lừa đảo chiếm đoạt tiền qua mạng
Kiến nghị gỡ vướng pháp lý bất động sản, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng / Những thông tin mới nhất về giá điện từ tháng 2/2025, người dân phải trả tiền như thế nào
Cảnh giác với chiêu lừa tải khoản ngân hàng bị khóa
Mới đây, nạn lừa đảo trực tuyến đang trở thành vấn đề nghiêm trọng khi nhiều người dân trở thành nạn nhân của các chiêu trò tinh vi. Trong năm ngoái, người Việt đã mất đến 18.900 tỷ đồng vì các vụ lừa đảo qua mạng. Thực trạng này không ngừng gia tăng, với hơn 35.000 phản ánh được tổ chức Chống lừa đảo tiếp nhận chỉ trong tháng đầu năm nay, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Các hình thức lừa đảo phổ biến bao gồm lừa mạo danh các dịch vụ công của nhà nước, lừa đảo tuyển dụng, và cờ bạc online. Tuy nhiên, gần đây, một chiêu trò mới liên quan đến việc khóa tài khoản ngân hàng đang trở thành mối đe dọa lớn.
Theo các chuyên gia an ninh mạng, kẻ xấu đã thu thập được số tài khoản ngân hàng từ các nguồn dữ liệu bị rò rỉ, từ mua bán thông tin cá nhân trái phép hay cũng có thể là do chính người dân để lộ qua mạng xã hội hoặc qua các nền tảng trực tuyến thiếu bảo mật. Sau đó truy cập vào website của ngân hàng rồi cố tình đăng nhập sai mật khẩu nhiều lần vào tài khoản ngân hàng của người dân. Khi tài khoản ngân hàng đã bị khoá, chúng tiếp tục mạo danh nhân viên ngân hàng tiếp cận nạn nhân để thực hiện các bước lừa đảo tiếp theo.
Mới đây, một người dân đã chia sẻ trải nghiệm của mình. Anh nhận được cuộc gọi và tin nhắn từ người tự xưng là nhân viên ngân hàng, thông báo rằng tài khoản của anh đã bị khóa. Theo hướng dẫn của "nhân viên ngân hàng", anh đã truy cập vào một đường link lạ để tải lại ứng dụng ngân hàng. Không ngờ, ngay sau đó, điện thoại của anh nóng lên và sụt pin nhanh chóng. Khi anh đi rút tiền tại cây ATM, anh phát hiện tài khoản của mình đã bị rút sạch số tiền lên đến 20 triệu đồng.

Ảnh minh họa.
Chuyên gia an ninh mạng lý giải rằng tội phạm có thể đã thu thập được thông tin cá nhân của nạn nhân từ các nguồn dữ liệu bị rò rỉ hoặc từ việc người dân vô tình để lộ thông tin qua các nền tảng trực tuyến. Sau đó, họ cố gắng đăng nhập vào tài khoản ngân hàng của nạn nhân, khiến tài khoản bị khóa. Khi đó, họ tiếp tục mạo danh nhân viên ngân hàng để dụ dỗ nạn nhân làm theo hướng dẫn và tải các ứng dụng giả mạo vào điện thoại.
Trung tá Nguyễn Thành Chung, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an, cho rằng: "Về bản chất đây thực chất là biến tướng của chiêu trò mạo cán bộ cơ quan nhà nước hay các đơn vị cung cấp dịch vụ để tiếp cận, dẫn dụ, hoặc đe dọa người dân để người dân thực hiện hành vi lừa đảo. Chiêu trò này thực ra cũng là biến tướng của các chiêu lừa mạo danh cán bộ ngành điện, ngành thuế lừa người dân tải các ứng dụng mà chúng tôi đã liên tục cảnh báo thời gian gần đây. Mục đích của kẻ xấu đều là đánh cắp thông tin cá nhân để chiếm quyền điều khiển thiết bị thông minh để chiếm đoạt tiền trong ngân hàng. Người dân cần hết sức đề cao cảnh giác".
Mới đây, cơ quan công an tỉnh Đắk Lắk đã triệt phá một ổ nhóm giả mạo nhân viên ngân hàng. Các đối tượng trong nhóm này đã sử dụng thông tin trái phép của khoảng 50.000 người dân để thực hiện hơn 100.000 cuộc gọi lừa đảo. Tổng số tiền mà nhóm này chiếm đoạt lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Phòng chống lừa đảo chiếm đoạt tiền qua mạng
Lừa đảo qua mạng đang gia tăng với những thủ đoạn tinh vi, đặc biệt là chiếm đoạt tiền qua các tin nhắn có chứa đường link mã độc. Năm qua, hàng nghìn tỷ đồng đã bị chiếm đoạt, nhưng tỷ lệ lấy lại tiền từ các vụ lừa đảo này rất thấp. Theo thống kê, mặc dù 89% người dùng thông báo về các vụ lừa đảo ngay lập tức với bạn bè và gia đình, và một số đã liên hệ ngân hàng để phong tỏa tài khoản, nhưng ít người trong số đó thực hiện trình báo với cơ quan chức năng. Điều này gây khó khăn trong việc truy tìm thủ phạm và thu hồi tài sản bị mất.
Chị Phạm Thị Thúy An, một người dân ở Hà Nội, chia sẻ rằng gần đây, chị cũng đã nhận được một cuộc gọi và tin nhắn giả mạo từ "nhân viên ngân hàng", thông báo tài khoản ngân hàng của chị bị khóa. Tuy nhiên, chị đã luôn cảnh giác và không làm theo hướng dẫn hay click vào đường link lạ, từ đó tránh được việc bị lừa đảo. Chị cho biết, bất kỳ khi nào nhận được tin nhắn hoặc cuộc gọi liên quan đến tài chính hay tài khoản ngân hàng, người dân cần kiểm tra kỹ thông tin từ nhiều nguồn để xác minh.

Theo anh Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Kỹ thuật Công ty Công nghệ An ninh Mạng Quốc gia Việt Nam, khi nhận được tin nhắn hoặc cuộc gọi yêu cầu cung cấp thông tin ngân hàng, người dân cần tuyệt đối không nhấp vào các đường link lạ. Nếu chẳng may click vào, ngay lập tức liên hệ với ngân hàng để yêu cầu khóa tài khoản nhằm ngừng các giao dịch trái phép.
Trung tá Nguyễn Thành Chung, Bộ Công an, cảnh báo rằng: "Nhân viên ngân hàng không bao giờ gọi điện yêu cầu người dân cung cấp mật khẩu mã OTP. Nếu tài khoản ngân hàng bị khóa tốt nhất nên đến chi nhánh NH nơi gần nhất để được hỗ trợ mở khóa tài khoản ngân hàng của mình".
Cần thận trọng khi cài đặt các ứng dụng trên điện thoại. Cần ghi nhớ, chỉ tải các ứng dụng từ các nguồn chính thống để tránh bị trục lợi và bị lộ lọt dữ liệu cá nhân.

Cần gỡ bỏ ngay những ứng dụng không đáng tin cậy được cài đặt từ các nguồn không chính thống. Vì rất có thể trong quá trình cài đặt các ứng dụng này, kẻ xấu đã dẫn dụ người dùng điện thoại cho phép thực hiện quyền truy cập vào các nguồn dữ liệu nhạy cảm trên điện thoại để từ đó thực hiện hành vi trục lợi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh mạnh 'lạ thường', thời điểm nồm ẩm chính thức kết thúc
Phát triển bền vững nông nghiệp vùng Đông Nam Bộ - Bài cuối: 'Mỏ vàng' tín chỉ carbon
Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
Đà Lạt mong du khách không ‘tiếp tay’ cho hàng rong tự phát quanh hồ Xuân Hương
Các Sở GTVT có phương án cấp đổi bằng lái xe, không để gián đoạn