Tin tức - Sự kiện

Quốc tế đánh giá cao kiểm soát lạm phát của Việt Nam

Việt Nam đã kiên định trong mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, cho thấy sự chống chịu bền bỉ của nền kinh tế dù phải đối mặt với nhiều thách thức.

Dự báo thời tiết ngày 12/6/2023: Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối có mưa dông / Infographics: Điều kiện hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân ở vùng khó khăn vay vốn sản xuất, kinh doanh

Các chuyên gia đánh giá dù khả năng tăng trưởng suy giảm trong nửa đầu năm, nhưng làn sóng thương mại được dự báo sẽ chuyển hướng trong nửa cuối năm, đưa tăng trưởng cả năm nay đạt mức 6%.

Trong "Báo cáo kinh tế tháng 5: Chặng đường còn dài", Ngân hàng HSBC nhận định, lạm phát Việt Nam tiếp tục hạ nhiệt là một trong những nguyên nhân giúp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới đây tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Bà Yun Liu - Chuyên gia Kinh tế nghiên cứu thị trường ASEAN, Ngân hàng HSBC đánh giá: "Một tin rất tốt là lạm phát đã ghi nhận đà giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Lạm phát giảm đã giúp cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô có dư địa để tập trung cho mục tiêu tăng trưởng cao hơn năm trước, bằng việc chuyển đổi chính sách và các giải pháp quản lý điều hành chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần theo dõi sát sao tình hình lạm phát thế giới, đặc biệt là giá dầu toàn cầu".

"Việt Nam đã làm tốt trong việc hạ nhiệt chỉ số lạm phát. Từ đó, chính sách tiền tệ có thể được nới lỏng và điều quan trọng nhất, với việc lạm phát giảm trong 5 tháng đầu năm có thể tạo điều kiện thuận lợi cho thúc đẩy hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy sự tăng trưởng chung của nền kinh tế", Giáo sư David Dapice - Chuyên gia Kinh tế cấp cao, Chương trình Việt Nam và Myanmar, Trung tâm Ash, Đại học Harvard nhận định.

Quốc tế đánh giá cao kiểm soát lạm phát của Việt Nam - Ảnh 1.

S&P Global cho rằng Việt Nam sẽ duy trì đà tăng trưởng kinh tế trong trung hạn. Ảnh minh họa.

Báo điện tử Bloomberg đánh giá tích cực chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn để thúc đẩy sản xuất, nghiên cứu các biện pháp thúc đẩy sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp và tháo gỡ khó khăn trên thị trường bất động sản.

"Đây là một thông điệp tốt cho doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Doanh nghiệp nước ngoài rất mong muốn những chỉ đạo này được quán triệt từ trung ương tới từng địa phương để tạo điều kiện tốt hơn nữa cho doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp xuất khẩu", ông Marko Walde - Phó Chủ tịch, Hiệp hội Các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam bày tỏ.

Ông Thue Quist Thomasen - Giám đốc Điều hành Công ty Decision Lab cho biết: "Tôi nghĩ những gì chúng ta cần làm ở Việt Nam là tập trung vào việc thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong nước. Đây là những gì chúng ta có thể kiểm soát bất chấp những tác động mang tính khu vực hay toàn cầu. Nhu cầu nội địa sẽ giúp thúc đẩy, cũng như củng cố thêm niềm tin vào sức mạnh của nền kinh tế trước những thách thức bên ngoài".

Nhận định chung về kinh tế vĩ mô và triển vọngtăng trưởng của Việt Nam, S&P Global cho rằng Việt Nam sẽ duy trì đà tăng trưởng kinh tế trong trung hạn. Cụ thể, trong 5 năm tới, những động lực tăng trưởng chính như chi phí sản xuất thấp, nguồn nhân lực chất lượng cao và nguồn vốn FDI mạnh mẽ sẽ tiếp tục đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường mới nổi phát triển nhanh nhất ở khu vực châu Á.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm