Tin tức - Sự kiện

Quy mô GDP lần đầu tiên cán mốc 409 tỷ USD

Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), quy mô nền kinh tế Việt Nam lần đầu tiên được ghi nhận khoảng 409 tỷ USD, tăng hơn 10 lần so với năm 2000.

Một tỉnh xuất siêu 9,1 tỷ USD / Mục tiêu kinh tế năm 2023

Kết quả trên cũng cho thấy GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng gấp nhiều lần sau hơn 20 năm, đồng thời nâng bậc vị thế củakinh tế Việt Namtrong khu vực ASEAN cũng như thương mại và đầu tư toàn cầu.

Theo Tổng cục thống kê, với quy mô GDP như vậy, GDP bình quân đầu người hiện ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương hơn 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm ngoái. Yếu tố quan trọng đầu tiên là nội lực sản xuất tăng ở mọi lĩnh vực gồm: nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; khu vực dịch vụ.

Việc lần đầu tiên xuất nhập khẩu vượt mốc 730 tỷ USD với mức xuất siêu hơn 11 tỷ USD năm nay đã đưa Việt Nam vào nhóm xuất khẩu hàng đầu trong ASEAN. Cũng từ đây, góp phần đưa quy mô GDP Việt Nam chính thức đứng thứ 5 trong ASEAN, đứng thứ 14 châu Á theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).

Song song với đó, sức mua trong nước cải thiện, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm qua tăng gần 20% đã tăng quy mô và chất lượng GDP.

Quy mô GDP lần đầu tiên cán mốc 409 tỷ USD - Ảnh 1.
Quy mô GDP lần đầu tiên cán mốc 409 tỷ USD
Ông Tim Avans - Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam đánh giá: "Quy mô thị trường tiêu dùng, sức tiêu dùng nội địa cao, điều đó cho thấy sự gia tăng thu nhập của người dân, dân số thu nhập trung bình tăng lên. Chúng tôi dự báo đến năm 2030, Việt Nam sẽ là 1 trong 10 quốc gia có sức mua lớn nhất thế giới cùng với Đức, Anh".

Một trụ cột quan trọng nữa đóng góp vào quy mô GDP là vốn đầu tư, nhất là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện đạt mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Điều này đã phản ánh đà phục hồi mạnh mẽ của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo Tổng cục Thống kê, việc đánh giá quy mô GDP là rất quan trọng, đòi hỏi chất lượng dữ liệu đầu vào liên tục cải thiện để quan sát đầy đủ và chính xác những diễn biến thực tế.

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), quy mô GDP của Việt Nam năm nay sẽ đứng thứ 37 trên thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần nhiều động lực để tiếp tục nâng cao chất lượng tăng trưởng, đưa GDP bình quân đầu người lên nhóm đầu của khu vực Đông Nam Á trong thời gian tới.


 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm