Sáng 13/10: Số ca tử vong do COVID-19 giảm, tạm thời không áp dụng Chỉ thị 16
Thủ tướng đề nghị Hàn Quốc sớm bình thường hóa các hoạt động kinh tế với Việt Nam / Đề nghị Chính phủ chuyển sang mô hình thích ứng sống chung an toàn với COVID-19
Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), TP Hồ Chí Minh là địa phương ghi nhận số ca Covid-19 cao nhất cả nước với 412.673 ca. (Ảnh: Phạm Nguyễn) | |
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 846.230 ca nhiễm, đứng thứ 41/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.595 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 841.592 ca, trong đó có 783.278 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP Hồ Chí Minh (412.673), Bình Dương (222.975), Đồng Nai (55.989), Long An (33.449), Tiền Giang (14.628).
Tính từ 17h ngày 11/10 đến 17h ngày 12/10, cả nước ghi nhận 2.949 ca nhiễm mới, trong đó 10 ca nhập cảnh và 2.939 ca ghi nhận trong nước (giảm 678 ca so với ngày trước đó) tại 43 tỉnh, thành phố (có 1.183 ca trong cộng đồng).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 3.980 ca/ngày.
Tình hình điều trị
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 12/10 là 1.347, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 786.095.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.299 ca
Trong ngày 12/10 ghi nhận 93 ca tử vong; trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 111 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 20.763 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.
Trong ngày 11/10 có 1.020.039 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 55.229.124 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 39.088.086 liều, tiêm mũi 2 là 16.141.038 liều.
Chính phủ quy định 4 cấp độ dịch để thích ứng an toàn với COVID-19Nghị quyết "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" quy định nhà hàng, quán ăn được hoạt động khi dịch ở cấp độ một đến 3; khi dịch ở cấp độ 4 được yêu cầu hoạt động hạn chế.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 128 Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19". Mục tiêu của nghị quyết nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do COVID-19; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội…
Nghị quyết phân làm 4 cấp độ dịch, trong đó: Cấp độ một là các vùng có cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh; cấp độ 2 thuộc vùng nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng; cấp độ 3 thuộc vùng nguy cơ cao tương ứng với màu cam; cấp độ 4 thuộc vùng nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.
Theo Nghị quyết, Bộ Y tế có nhiệm vụ hướng dẫn các tiêu chí, phương pháp đánh giá và xác định cấp độ dịch. Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Y tế về đánh giá và xác định cấp độ dịch và tình hình dịch trên địa bàn, UBND tỉnh thành quyết định chuyển đổi cấp độ dịch.
Trong trường họp nâng cấp độ dịch thì phải thông báo trước tối thiểu 48 giờ cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp biết, có sự chuẩn bị trước khi áp dụng.
Nghị quyết nêu rõ, các biện pháp áp dụng theo từng cấp độ dịch. Cụ thể, đối với nhà hàng, quán ăn, chợ truyền thống vẫn được hoạt động khi dịch ở cấp độ một đến 3; khi dịch ở cấp độ 4 được yêu cầu hoạt động hạn chế.
Đối với cơ sở kinh doanh các dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như vũ trường, karaoke, mát xa, quán bar, internet, trò chơi điện tử, làm tóc (bao gồm cắt tóc), làm đẹp và các cơ sở khác do địa phương quyết định hoạt động hạn chế khi dịch ở cấp độ một; ngưng hoạt động hoặc hoạt động hạn chế khi dịch ở cấp độ 2 và 3; ngừng hoạt động khi dịch ở cấp độ 4.
Theo quy định cơ sở giáo dục, đào tạo vẫn được hoạt động khi dịch ở cấp độ một; khi dịch ở cấp độ 2 và 3 có thể được hoạt động hoặc hoạt động hạn chế; khi dịch ở cấp độ 4 có thể ngưng hoạt động hoặc hoạt động hạn chế.
Đối với bảo tàng triển lãm, thư viện, rạp chiếu phim, cơ sở, địa điểm biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao… khi dịch ở cấp độ một vẫn được hoạt động; dịch ở cấp độ 2 và 3 được yêu cầu hoạt động hạn chế; khi dịch ở cấp độ 4 được yêu cầu ngừng hoạt động.
Nghị quyết nêu rõ không hạn chế số người trong các hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời khi dịch ở cấp độ một; dịch ở cấp độ 2 sẽ hạn chế số người; khi dịch ở cấp độ 3 và 4, các hoạt động này sẽ không được tổ chức hoặc hạn chế, có điều kiện.
Đối với hoạt động vận tải hành khách công công đường bộ, đường thủy nội địa vẫn được hoạt động khi dịch ở cấp độ một; hoạt động hoặc hoạt động có điều kiện khi dịch ở cấp độ 2; không hoạt động hoặc hoạt động hạn chế có điều kiện khi dịch ở cấp độ 3 và 4…
Đối với cá nhân, theo Nghị quyết sẽ không hạn chế đi lại khi dịch ở cấp độ một và 2. Khi dịch ở cấp độ 3, cũng không hạn chế hoặc có điều kiện đi lại của người dân đến từ các địa bàn có cấp độ dịch khác nhau. Khi dịch đạt cấp độ 4, cá nhân bị hạn chế đi lại.
Nghị quyết cũng nêu rõ các địa phương tạm thời không áp dụng Chỉ thị 15, 16 và 19 của Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp cần thiết áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch trên quy mô toàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cao hơn các biện pháp tại quy định này thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh báo cáo Bộ Y tế, Thủ tướng Chính phủ.
Chùm ca mắc COVID-19 chưa rõ nguồn lây ở Bắc Ninh tăng lên 13 caQua công tác truy vết, lực lượng chức năng tỉnh Bắc Ninh đã rà soát được gần 100 trường hợp F1 liên quan đến 13 ca mắc COVID-19 chưa rõ nguồn lây.
Theo đó, sau gần 1 tháng không phát sinh ca mắc mới COVID-19 ngoài cộng đồng, ngày 10/10, ngành y tế Bắc Ninh đã phát hiện 2 ca F0 ở xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du và phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh. Qua xác minh ban đầu, 2 ca bệnh có lịch sử di chuyển phức tạp, thường xuyên đến các chợ đêm, chợ đầu mối trên địa bàn để giao dịch, buôn bán.
Đến ngày 11/10, lực lượng chức năng tiếp tục phát hiện thêm chùm ca gia đình gồm 3 người (bố, mẹ và con), trú tại chung cư Cường Thịnh, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh.
Điều đáng nói, 2 chùm COVID-19 nói trên đều chưa xác định nguồn lây và không liên quan đến nhau.
Đến ngày 12/10, qua lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ 480 học sinh trường Mầm non Sao Mai (nơi cháu bé 5 tuổi ở chung cư Cường Thịnh theo học), tỉnh Bắc Ninh ghi nhận thêm 5 trẻ dương tính với SARS-CoV-2.
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bắc Ninh, hiện tại đã rà soát được gần 100 trường hợp F1 liên quan đến 13 ca mắc mới này. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của các trường hợp mắc mới với lịch trình di chuyển dày đặc, công tác rà soát các trường hợp tiếp xúc liên quan vẫn đang được tích cực triển khai.
Ngay sau khi ghi nhận các ca mắc mới, TP Bắc Ninh đã kích hoạt ngay các biện pháp chống dịch trên địa bàn như tạm thời thực hiện phong tỏa rộng và cách ly để lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc toàn bộ người dân trong các khu vực, tổ chức cách ly y tế.
Lực lượng y tế Hà Nam lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. (Nguồn: CND Hà Nam) |
Số ca mắc COVID-19 ở Hà Nam tăng lên 659 bệnh nhân
Tối 12/10, CDC tỉnh Hà Nam ghi nhận thêm 18 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 tại khu cách ly, khu phong tỏa, tại nhà. Lũy kế đến 19h ngày 12/10, sau 23 ngày bùng phát dịch, địa phương này ghi nhận 659 ca mắc COVID-19.
Trong số đó có 53 ca cộng đồng; 364 trường hợp phát hiện tại các khu cách ly; 217 phát hiện tại khu phong tỏa, tại nhà và 25 trường hợp sàng lọc tại các cơ sở y tế.
Riêng TP Phủ Lý có 345 trường hợp F0 liên quan đến các chùm ca bệnh khác nhau nằm trên địa bàn 18 phường, xã.
Từ ngày 19/9, khi chùm COVID-19 xuất hiện và bùng phát mạnh trên địa bàn, tỉnh Hà Nam được ưu tiên bổ sung vaccine phòng COVID-19. TP Phủ Lý, địa phương dịch bùng phát mạnh được ưu tiên tiêm trước; tiếp đến là thị xã Duy Tiên nơi có nhiều khu công nghiệp (hiện tại toàn tỉnh Hà Nam có 154 công nhân là F0).
Theo thống kê từ các huyện, thành phố, thị xã đến hết ngày 12/10, Hà Nam đã cơ bản hoàn thành tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1 toàn dân.
Việt Nam tiếp nhận tủ lạnh âm sâu từ Mỹ để lưu trữ vaccine Pfizer Chiều 12/10, tại Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương (NIHE), Mỹ đã bàn giao cho Bộ Y tế Việt Nam 36 tủ lạnh âm ... |
End of content
Không có tin nào tiếp theo