Tin tức - Sự kiện

Sáng 5/3: Số ca mắc COVID-19 trung bình tuần qua là hơn 100.000 ca/ngày, Bệnh nhân F0 nặng gia tăng

Theo thống kê của Bộ Y tế số ca mắc mới COVID-19, bệnh nhân nặng đang gia tăng; Số ca mắc COVID-19 trung bình tuần qua là hơn 100.000 ca/ngày; Hơn 4.200 bệnh nhân nặng đang điều trị;...

Chuyến bay đầu tiên vào ngày 5/3 sẽ đưa gần 300 người Việt ở Ukraine về nước / Xem xét kỷ luật Trung tướng Đỗ Quyết và nhiều lãnh đạo Học viện Quân y

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có4.059.262ca mắc COVID-19, đứng thứ 30/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 142/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 41.093 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 4.051.832 ca, trong đó có 2.586.619 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP Hồ Chí Minh (545.057), Hà Nội (340.443), Bình Dương (304.810), Đồng Nai (119.444), Tây Ninh (102.004).

Sáng 5/3: Số ca mắc COVID-19 trung bình tuần qua là hơn 100.000 ca/ngày; Bệnh nhân F0 nặng gia tăng - Ảnh 1.

Theo thống kê của Bộ Y tế số ca mắc mới COVID-19, bệnh nhân nặng đang gia tăng; Số ca mắc COVID-19 trung bình tuần qua là hơn 100.000 ca/ngày; Hơn 4.200 bệnh nhân nặng đang điều trị;...

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 101.812 ca/ngày.

Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.589.436 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là4.246ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.418 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 421 ca; Thở máy không xâm lấn: 104 ca; Thở máy xâm lấn: 294 ca; ECMO: 9 ca

Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong07ngày qua:97ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 40.644 ca, chiếm tỷ lệ 1% so với tổng số ca nhiễm.

 

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm:Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được34.130.109mẫu tương đương79.863.303lượt người, tăng135.464mẫu so với ngày trước đó.

Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19

Tổng số liềuvaccine phòng COVID-19đã được tiêm là 196.320.242 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 179.519.139 liều: Mũi 1 là 70.803.561 liều; Mũi 2 là 67.534.637 liều; Mũi 3 là 1.448.003 liều; Mũi bổ sung là 14.122.259 liều; Mũi nhắc lại là 25.610.679liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.801.103 liều: Mũi 1 là 8.634.244 liều; Mũi 2 là 8.166.859 liều.

 

26 tỉnh thành có từ 2.000 đến trên 21.000 ca mắc COVID-19/ ngày; số ca mắc mới, nhập viện tử vong đều tăng

Trong ngày 4/3, ngày có số mắc mới cao nhất từ trước đến nay với 125.587 ca, có đến 38 tỉnh, thàh phố ghi nhận từ 1.000- hơn 21.000 ca COVID-19, trong đó 26 tỉnh thành có từ 2.000 đến trên 21.000 ca.

Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết so với trung bình 7 ngày trước, số ca mắc mới ngày 4-3 tăng 23,8%, số ca nặng tặng 3,7%.

So sánh tuần này với tuần trước, số ca mắc mới tăng hơn gấp đôi, số ca tử vong tăng 1,1%, số điều trị tại bệnh viện tăng 29,6%, số ca nặng, nguy kịch tăng 17,3%.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (21.395), Nghệ An (6.657), Bắc Ninh (6.011), Sơn La (4.182), Quảng Ninh (3.919), Nam Định (3.870), Hưng Yên (3.702), Lạng Sơn (3.335), Phú Thọ (3.288), Bình Dương (3.201), TP Hồ Chí Minh (3.070), Vĩnh Phúc (2.814), Thái Nguyên (2.670), Bắc Giang (2.653), Lai Châu (2.637), Hòa Bình (2.593), Tuyên Quang (2.582), Đắk Lắk (2.560), Ninh Bình (2.405), Yên Bái (2.385), Hải Dương (2.317), Quảng Bình (2.305), Cao Bằng (2.159), Khánh Hòa (2.142), Thái Bình (2.138), Hà Giang (2.124), Lào Cai (1.984), Bình Phước (1.958), Hà Nam (1.896), Điện Biên (1.806), Bình Định (1.703), Đà Nẵng (1.689), Cà Mau (1.608), Gia Lai (1.276), Thanh Hóa (1.128), Quảng Trị (1.110), Lâm Đồng (1.088), Bà Rịa - Vũng Tàu (1.067).

TP Hồ Chí Minh: Biến chủng Omicorn chiếm ưu thế, dự báo trong thời gian tới có thể xuất hiện thêm chuỗi lây nhiễm dịch trong cộng đồng

Thời gian gần đây, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn TP Hồ Chí Minhđang có xu hướng gia tăng, đặc biệt hiện naychủng Omicronchiếm ưu thế. Dự báo trong thời gian tới có thể xuất hiện thêm chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng, cơ sở sản xuất kinh doanh và trường học.

 

Theo báo cáo Sở Y tế TP, tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nghi nhiễm COVID-19 được phát hiện tại trường từ ngày 7-2 đến ngày 2-3 là 39.934 trường hợp, trong đó có 36.605 là học sinh và 3.329 là người lao động.

Đặc biệt, trong hai tuần qua (từ ngày 15-2 đến 2-3), số ca nghi nhiễm cao trong cơ sở giáo dục tại các quận, huyện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Trong đó các địa phương có số lượng phát hiện ca nghi nhiễm cao nhất bao gồm: quận 1, quận Bình Thạnh, TP Thủ Đức, quận 12 và quận Tân Phú.

Do đó, tại văn bản khẩn ban hành ngày 4/3, UBND TP Hồ Chí Minhđề nghị các sở ban ngành, các quận, huyện và TP Thủ Đức thực hiện nghiêm nghị quyết số 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; thực hiện nghiêm và hiệu quả các biện pháp y tế.

Theo đó, các quận huyện cần tăng cường triển khai hiệu quả, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 tại cộng đồng, trong khu công nghiệp, trường học theo các quy trình đã hướng dẫn.

Đồng thời, phối hợp tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 "thần tốc hơn nữa"; chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - 11 tuổi ngay khi Bộ Y tếcó hướng dẫn.

 

Tiếp tục chỉ đạo triển khai mạnh mẽ chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ. Thực hiện nghiêm công tác phân luồng, phân tuyến; tổ chức thu dung, điều trị hiệu quả ở các tuyến. Cung ứng và bảo đảm đủ thuốc, sinh phẩm xét nghiệm, vật tư tiêu hao, trang thiết bị, trang bị phòng hộ… đặc biệt oxy y tế tại các cơ sở điều trị.

Tăng cường tổ chức cách ly, chăm sóc, điều trị tại nhà; công tác kết nối, hội chẩn, theo dõi, tư vấn điều trị từ xa; kịp thời chuyển tuyến, chuyển tầng điều trị; không để xảy ra tình trạng người mắc COVID-19 không liên hệ được với cơ sở y tế, không được quản lý, theo dõi y tế, cấp phát thuốc điều trị.

Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 5/3 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 443.451.776 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.008.203 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 1.442.016 và 6.988 ca tử vong mới.

Số bệnh nhân bình phục đã đạt 376.322.984 người, 61.120.589 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 72.549 ca nguy kịch.

Trong 24 giờ qua, Hàn Quốc dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 266.838 ca; Đức đứng thứ hai với 203.972 ca; tiếp theo là Nga (89.174 ca). Mỹ đứng đầu về số ca tử vong mới, với 1.029 người chết trong ngày; tiếp theo là Nga 776 ca và Brazil với 609 ca.

 

Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 80.882.642 người, trong đó có 982.990 ca tử vong. Trước đó, CDC Mỹ ước tính số ca nhiễm tại Mỹ có thể đã lên tới khoảng 140 triệu. Ấn Độ đứng thứ hai, ghi nhận tổng cộng 42.956.806 ca nhiễm, bao gồm 514.904 ca tử vong. Brazil xếp thứ ba với 28.973.799 ca bệnh và 651.255 ca tử vong.

Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 159 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với trên 119,2 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 95,2 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 54,6 triệu ca, tiếp đến là châu Phi trên 11,55 triệu ca và châu Đại Dương trên 3,75 triệu ca nhiễm.


 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm