Tin tức - Sự kiện

Sau dịch Covid – 19, làn sóng FDI đổ về Bình Dương

DNVN - Làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mạnh mẽ từ cuối năm 2019 và làn sóng này càng trở nên đột phá hơn sau dịch bệnh Covid-19 đặc biệt là ở Bình Dương, nơi có chính sách phát triển, thu hút đầu tư năng động, có tầm nhìn chiến lược trong thời gian qua.

Bình Dương: Nổ súng trong quán cà phê, 1 người bị thương / Bình Dương: Lộ diện nghi can nổ hàng loạt phát súng trong quán cà phê

Điểm đến hấp dẫn của nguồn vốn FDI

Nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Dương là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân chung của cả nước và là một trong những địa phương dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Biểu đồ xếp hạng chỉ số PCI tỉnh Bình Dương năm 2019.

Với lợi thế cơ sở hạ tầng giao thông hoàn chỉnh, hạ tầng công nghiệp ngày càng được mở rộng, cùng với chính sách cởi mở, tạo điều kiện tối đa cho nhà đầu tư, Bình Dương đã trở thành một điểm đến hàng đầu tại Việt Nam thời điểm sau dịch.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương, đến cuối năm 2019, tỉnh Bình Dương đã thu hút hơn 10,2 tỷ USD vốn FDI. Bên cạnh các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất như các năm trước, điểm mới của năm nay là đã xuất hiện nhiều hơn các nhà đầu tư quy mô lớn vào các lĩnh vực công nghệ, nhà xưởng cho thuê, bất động sản...

Ngay sau dịch, nhiều nhà sản xuất lớn đã tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các dự án, bổ sung nguồn vốn và điều chỉnh quy mô để đẩy nhanh chuyển các nhà máy sản xuất đến các nước khác và Việt Nam được xem là một trong những lựa chọn hàng đầu. Điển hình một số dự án lớn như: dự án cung cấp dịch vụ internet với vốn đăng ký 171 triệu USD của Tập đoàn NTT (Nhật Bản) liên doanh với một đối tác của Việt Nam, hai dự án bất động sản công nghiệp cho thuê quy mô lớn của Công ty TNHH phát triển công nghiệp BW Thới Hòa (liên doanh giữa Tổng công ty Becamex IDC và Quỹ đầu tư Warburg Pincus với tổng vốn 105,8 triệu USD; 100 dự án đăng ký mới trong lĩnh vực chế biến, chế tạo, 50 dự án cũ điều chỉnh tăng vốn…

Với tốc độ phát triển mạnh mẽ, có nhiều đột phá về chính sách thu hút đầu tư, UBND tỉnh Bình Dương ước tính đến đến cuối năm 2020, tỉnh sẽ hoàn thành nhiều chỉ tiêu của giai đoạn 2016-2020, với tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 535.585 tỷ đồng, tăng bình quân 13,3%/năm, vốn ngân sách nhà nước chiếm 14,48%. Kinh tế duy trì mức tăng trưởng cao, bình quân 9,3%/năm; thu ngân sách tăng 11,2%/năm; chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tăng 9,64%/năm. Môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện; trong đó, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên 11 tỷ USD.

Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có gần 44.000 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký gần 380.000 tỷ đồng; thu hút gần 4.000 dự án FDI với tổng số vốn trên 34 tỷ USD từ 64 quốc gia và vùng lãnh thổ (chiếm 9,1% vốn FDI của cả nước). Giữa tháng 5-2020, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố Bình Dương có chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) đứng đầu khu vực Đông Nam Bộ.

Sức bật nhờ tầm nhìn đột phá

Sự đột phá mạnh mẽ trong thu hút đầu tư và hàng loạt lơi thế khác đã giúp Bình Dương trở thành tâm điểm của các nhà đầu tư tìm đến sau dịch Covid - 19. Lý giải cho điều này, các chuyên gia cho rằng đây không phải là ngẫu nhiên mà là kết quả của tầm nhìn đột phá trong quy hoạch phát triển và chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Bình Dương.

Hạ tầng giao thông được đầu tư quy mô giúp Bình Dương có nhiều lợi thế thu hút nhà đầu tư.

Bình Dương đã phát triển hạ tầng công nghiệp với 48 khu công nghiệp với với tổng diện tích lên đến hơn 10.000ha, chiếm ¼ diện tích khu công nghiệp toàn miền Nam. Chính quyền luôn tiên phong trong việc thực hiện những chính sách thông thoáng, ưu đãi, luôn lắng nghe và giải quyết kịp thời những vướng mắc của doanh nghiệp… Hơn nữa, Bình Dương đang tiếp tục đầu tư phát triển các khu công nghiệp khoa học công nghệ để thu hút doanh nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ chất lượng cao.

Bên cạnh đó, Bình Dương chú trọng phát triển đô thị thông minh với các chuỗi đô thị như: Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An. Đặc biệt Thuận An và Dĩ An có vị trí tiếp giáp TP Hồ Chí Minh đã được phát triển nâng cấp lên thành phố đã tạo điểm nhấn phát triển, mang tính kết nối cao. Quy hoạch các khu đô thị kiểu mẫu, hiện đại gắn với các tuyến giao thông hiện đại, mở ra nhiều hướng kết nối với TP.HCM và các tỉnh Đông Nam bộ.

Cụ thể như trục giao thông chính là Quốc lộ 13, cầu Phú Long vượt sông Sài Gòn, DT 743… Nếu đi từ thành phố Thuận An đến các khu vực trung tâm TPHCM như: Sân bay Tân Sơn Nhất, Nhà thờ Đức Bà chỉ mất khoảng 20 phút di chuyển; đến quận Thủ Đức chỉ mất 5 phút, đến quận 12, Gò Vấp chỉ mất 10 phút di chuyển.

Nhờ phát triển hạ tầng và sự phát triển năng động, nhiều chính sách thu hút đầu tư đã tạo nên xu hướng mua nhà ở Thuận An ngày càng được nhiều người lựa chọn, thị trường mua bán đất nền sôi động và mức giá tăng liên tục trong hai năm qua. Từ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, nhiều dự án đã được triển khai hướng đến đẳng cấp, đô thị kiểu mẫu, mang phong cách quy hoạch và thiết kế hiện đại. Nhằm hướng đến phát triển đô thị thông minh, tạo môi trường sống xanh và đẳng cấp. Bình Dương đã ra quy định chặt chẽ, cấm phân lô bán nền khiến cho thị trường đất nền khan hiếm và tăng trưởng với mức cao. Vì yếu tố này, nhà đầu tư đổ xô tìm mua các dự án bất động sản đã được quy hoạch và cấp phép xây dựng.

Với sự phát triển năng động, các nhà đầu tư nước ngoài cấp tập đổ về Bình Dương, theo đó tạo cơ sở cho Bình Dương sớm trở thành một đô thị hiện đại, tích hợp giá trị thông minh, trở thành nơi “đất lành, chim đậu” cho doanh nghiệp và cá nhân lựa chọn trong tương lai vài năm tới.


Vĩnh Yên
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm