Sau sáp nhập, tăng trưởng GRDP của Đà Nẵng đứng thứ 8 cả nước
Bổ nhiệm lãnh đạo 14 sở, ngành thuộc UBND TP Đà Nẵng / Đà Nẵng: Tốc độ tăng trưởng GRDP dẫn đầu 6 thành phố trực thuộc Trung ương
Phục hồi đồng đều và ấn tượng ở cả ba khu vực kinh tế
Trong đó, TP Đà Nẵng cũ đạt mức tăng trưởng 11,7%, thể hiện vai trò dẫn dắt với tốc độ phục hồi và phát triển vượt trội trong các ngành dịch vụ, công nghiệp chế biến, chế tạo và du lịch. Tỉnh Quảng Nam tăng trưởng 6,63%, đóng góp vào sự ổn định và nền tảng sản xuất công nghiệp cũng như nông nghiệp của khu vực.

Trung tâm Hành chính TP Đà Nẵng mới.
Với mức tăng 9,43% trong 6 tháng qua, tốc độ tăng GRDP của TP Đà Nẵng mới xếp thứ 8/34 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương sau sáp nhập (sau Quảng Ngãi, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Bắc Ninh, Phú Thọ và Tây Ninh). Trong đó, Đà Nẵng (cũ) đóng góp 6,47 điểm phần trăm và Quảng Nam đóng góp 2,96 điểm phần trăm vào tốc độ tăng GRDP chung của toàn TP mới.
Tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng mới được thúc đẩy mạnh mẽ bởi sự phục hồi đồng đều và ấn tượng ở cả ba khu vực kinh tế. Cụ thể, giá trị tăng thêm (VA) khu vực công nghiệp và xây dựng đóng vai trò đầu tàu với mức tăng 6 tháng đạt 13,19%, đóng góp 3,89 điểm phần trăm vào mức tăng tổng VA chung toàn nền kinh tế.
Khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế TP, tăng trưởng VA 6 tháng đầu năm ước đạt 10,37%, đóng góp 6,41 điểm phần trăm, phản ánh sự phục hồi rõ nét của du lịch, bán lẻ, vận tải và các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Đặc biệt, lượng khách du lịch nội địa và quốc tế đến Đà Nẵng tăng cao, thúc đẩy tiêu dùng và dòng tiền luân chuyển trong nền kinh tế.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tăng 3,44%, mặc dù mức tăng khá khiêm tốn so với hai khu vực kinh tế còn lại, nhưng vẫn cho thấy sự ổn định và vai trò hỗ trợ quan trọng trong cơ cấu kinh tế thành phố, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và đô thị hóa ngày càng gia tăng.
Theo Chi cục Thống kê Đà Nẵng, sự tăng trưởng đồng đều giữa công nghiệp, xây dựng và dịch vụ là điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP Đà Nẵng mới nửa đầu năm 2025, góp phần giữ vững tốc độ tăng trưởng GRDP ở mức cao và tạo đà cho phát triển bền vững trong các quý tiếp theo.
Cơ cấu kinh tế của TP Đà Nẵng mới
Theo Chi cục Thống kê Đà Nẵng, quy mô GRDP theo giá hiện hành 6 tháng đầu năm 2025 của TP Đà Nẵng (mới) đạt 148,8 nghìn tỷ đồng; chiếm 2,5% GDP cả nước và xếp thứ 11/34 tỉnh, TP sau sáp nhập. Trong đó, Đà Nẵng (cũ) đóng góp 81,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 54,6%; Quảng Nam đóng góp 67,5 nghìn tỷ đồng, tương đương 45,4%.
Tỷ trọng nêu trên cho thấy Đà Nẵng (cũ) đang giữ vai trò trung tâm kinh tế chủ lực của TP mới, với thế mạnh vượt trội ở các lĩnh vực dịch vụ, du lịch, công nghệ thông tin và logistics. Quảng Nam có tốc độ tăng trưởng thấp hơn trong kỳ nhưng vẫn giữ vai trò nền tảng về sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và cung ứng lao động.
Sự chênh lệch về quy mô GRDP giữa TP Đà Nẵng cũ và tỉnh Quảng Nam phản ánh sự chuyển dịch trọng tâm kinh tế về phía đô thị trung tâm, nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh tính liên kết và bổ trợ vùng. Việc phát huy đồng bộ lợi thế của cả hai sẽ là điều kiện then chốt để TP Đà Nẵng mới thực sự trở thành cực tăng trưởng bền vững của miền Trung trong giai đoạn tới.
Cơ cấu kinh tế của Đà Nẵng (mới) trong 6 tháng đầu năm 2025 tiếp tục cho thấy xu hướng dịch chuyển mạnh theo hướng dịch vụ - công nghiệp, với khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất, đạt 55,68% trong tổng GRDP; công nghiệp và xây dựng chiếm 24,6%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 7,68%
“Cơ cấu kinh tế của Đà Nẵng (mới) đang thể hiện đặc điểm của một vùng đô thị công nghiệp - dịch vụ phát triển, có tính liên kết cao, với dịch vụ đóng vai trò chủ đạo, công nghiệp làm nền tảng và nông nghiệp đang từng bước chuyển đổi theo hướng công nghệ cao và sinh thái”, Chi cục Thống kê Đà Nẵng nhận định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Sau sáp nhập, tăng trưởng GRDP của Đà Nẵng đứng thứ 8 cả nước
Lợi dụng sáp nhập, giả danh nhân viên cấp nước để lừa đảo
Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng thêm khoản trợ cấp mới từ tháng 7/2025
An Giang: Tập trung tối đa nguồn lực hoàn thành các công trình phục vụ APEC 2027
Nghị quyết 68-NQ/TW: Trụ cột định hình diện mạo mới cho kinh tế địa phương