Tin tức - Sự kiện

Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh đưa ra 3 kịch bản cho năm học mới 2021-2022

DNVN – Ngày 18/8, các phương án và kế hoạch năm học 2021-2022 được Sở GD&ĐT trình UBND TP Hồ Chí Minh. Theo đó, Sở GD&ĐT nhận định năm học mới khó có thể bắt đầu bằng hình thức trực tiếp, trong 4-6 tuần đầu năm sẽ dạy học online.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị các kịch bản điều chỉnh kế hoạch năm học, thi tốt nghiệp THPT / Đà Nẵng: Ngày 15/8 thêm 50 ca mắc mới liên quan chuỗi lây nhiễm chợ Đầu Mối

Theo đó, ở cấp THPT (gồm giáo dục thường xuyên), học sinh được tổ chức lớp, hướng dẫn kỹ năng, phương pháp học tập trực tuyến và củng cố kiến thức từ ngày 1- 5/9. Từ ngày 6/9, học sinh bước vào chương trình chính thức.

Với cấp tiểu học, việc tổ chức lớp từ ngày 8- 19/9, sau đó sẽ học chính thức. Riêng bậc mầm non, khi dịch bệnh được kiểm soát, học sinh mới có thể đến trường. Do đặc thù là dạy học trực tiếp (giữ, giáo dục và chăm sóc trẻ), nên có thể bắt đầu và kết thúc năm học theo khung thời gian riêng. Khi chưa thể học lại, các trường sẽ tổ chức cho giáo viên làm các đoạn phim ngắn hướng dẫn trẻ sinh hoạt, vui chơi, giáo dục kỹ năng.

Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh nhận định năm học mới khó có thể bắt đầu bằng hình thức trực tiếp, chương trình dạy học trong 4-6 tuần đầu năm là online.

Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh nhận định năm học mới khó có thể bắt đầu bằng hình thức trực tiếp, chương trình dạy học trong 4-6 tuần đầu năm là online.

Hết khoảng thời gian trên, trong trường hợp tình hình dịch bệnh vẫn chưa có chiều hướng suy giảm, Sở GD&ĐT tiếp tục đưa ra 3 phương án để tổ chức dạy và học năm học mới 2021-2022 cụ thể:

Phương án 1, đến ngày 15/9 (thời điểm hết giãn cách xã hội), dịch COVID-19 được khống chế tốt, các trường được trưng dụng làm khu cách ly được bàn giao, tiếp tục dạy trực tuyến theo kế hoạch 4-6 tuần đầu năm học. Tùy trường hợp cụ thể, trường học được bàn giao sẽ tổ chức dạy trực tiếp. Riêng đối với khối lớp 1, các bài học được xây dựng thành các phim ngắn, giúp phụ huynh tương tác, hướng dẫn trẻ dần làm quen với môi trường học trực tuyến.

Phương án 2, nếu dịch bệnh được khống chế và kiểm soát từ cuối tháng 9, đến tháng 10, các trường học mới dần được bàn giao. Lúc này, nhà trường tiếp tục tổ chức dạy học trực tuyến 6-10 tuần tính từ đầu năm học. Tùy trường hợp cụ thể, các trường tổ chức dạy học trực tiếp.

Sau khi hết giãn cách theo Chỉ thị 16 (có thể giãn cách xã hội ở mức thấp hơn), các trường sẽ ưu tiên phòng học cho lớp 1, lớp 2, các lớp đầu cấp và cuối cấp chia nhỏ lớp, bố trí học trực tiếp. Các khối còn lại tiếp tục học trực tuyến cho đến khi tình hình ổn định trở lại.

Phương án 3, áp dụng cho tình huống xấu hơn, tức dịch phức tạp đến cuối năm. Khi đó, các trường phải dạy trực tuyến trong học kỳ 1. Tùy trường hợp cụ thể sẽ được dạy trực tiếp.

Tương tự phương án hai, sau khi hết giãn cách theo Chỉ thị 16, các trường ưu tiên cho lớp 1 và 2, các lớp đầu cấp và cuối cấp học trực tiếp. Tiếp đó, ngành giáo dục bố trí phụ đạo, ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh lớp 1 và các lớp cuối cấp, nhất là lớp 12.

Thời gian năm học 2021-2022 có thể được kéo dài đến cuối tháng 6, riêng lớp 12 kéo dài đến thời điểm thi tốt nghiệp THPT nhằm bảo đảm chương trình học.

Thiên An
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm