Sớm đưa điện năng lượng tái tạo lên hệ thống
Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới ở xã bãi ngang ven biển Nghi Tiến / Hà Nội sẽ kích hoạt các điểm tránh trú nóng tại 8 quận
Tính đến hết ngày 26/5, đã có 52/85 nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp với tổng công suất trên 3.100 MW đã nộp hồ sơ đến EVN, trong đó, 2/3 các nhà máy đề xuất giá điện tạm bằng 50% khung giá để làm cơ sơ huy động.
Hiện đã có 19 nhà đầu tư đượcBộ Công Thương phê duyệt áp dụng mức giá tạm. Đến ngày 31/5, dự kiến sẽ có thêm 17 nhà máy điện chuyển tiếp đang được EVN hoàn thiện thủ tục với mục tiêu sớm đưa các dự án điệnnăng lượng tái tạolên hệ thống điện quốc gia.
Tại buổi họp báo của Bộ Công Thương chiều 26/5, một trong những khó khăn trong việc phê duyệt các hồ sơ đàm phán của các doanh nghiệp là do các đơn vị này vi phạm các quy định pháp luật về quy hoạch, đất đai, đầu tư xây dựng... Vì vậy, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, cũng như phối hợp với các địa phương hướng dẫn các chủ đầu tư hoàn tất thủ tục.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Dân trí)
Ông Đặng Hoàng An - Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết: "Bộ đã có văn bản gửi UBND các tỉnh là nếu các trường hợp vướng thì tháo gỡ. Quán triệt đối với EVN tôi thấy đến giờ các đồng chí làm tương đối tốt và vẫn phải tiếp tục làm nữa, vẫn yêu cầu EVN xem quy trình nội bộ còn gì không. Đối với các Cục của Bộ, tôi đã chỉ đạo rất nghiêm là các đăng ký của chủ đầu tư là hồ sơ phải xử lý nhanh và đúng quy định".
Bộ Công Thương cũng yêu cầu từ nay đến ngày 31/5, phải hoàn thành thử nghiệm và công nhận ngày vận hành thương mại đối với 22 nhà máy đã đăng ký.
Do vậy, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia Thành lập nhiều tổ đàm phán làm việc 3 ca, 5 kíp để trao đổi và hướng dẫn chủ đầu tư giải quyết các vướng mắc; tạo mọi điều kiện cho các chủ đầu tư để sớm hoàn thành các thủ tục. Mục tiêu nhằm đưa các dự án này vào vận hành trong thời gian sớm nhất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo