Sự cố y khoa - lỗi phần lớn là do con người!
Lạm dụng thuốc xịt, nữ bệnh nhân hen suyễn suýt chết / Sau 8 tháng trống "ghế" Giám đốc, Cà Mau mới có quyền Giám đốc Sở Y tế
Từ năm 2016 đến tháng 7/2018, cả nước đã xảy ra 134 sự cố y khoa trong lĩnh vực Sản - Nhi. Những sự cố kể trên khiến 45 trường hợp tử vong mẹ, 16 trường hợp tử vong trẻ sơ sinh, 23 trường hợp xảy ra khi thực hiện các phương pháp kế hoạch hóa gia đình và sự cố khác…
Thông tin trên được Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) công bố trong Hội nghị chia sẻ kinh nghiệm về ứng phó với sự cố y khoa lĩnh vực Sản – Nhi diễn ra tại TPHCM (ngày 20/8).
Phân tích của ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em chỉ ra: Sự cố y khoa có thể là do yếu tố chủ quan hoặc yếu tố khách quan. Trong đó, những vấn đề khách quan bao gồm quá tải bệnh viện, sàn nhà trơn trượt, thiết bị cũ, hỏng… Tuy nhiên, đây chỉ là những vấn đề thiếu số, phần lớn sự cố y khoa xuất phát từ yếu tố con người.
Ông Vinh cho rằng: “Những sự cố y khoa trong lĩnh vực Sản - Nhi chủ yếu là do nhân viên y tế không tuân thủ quy trình chuyên môn như: khám thai không đủ 9 bước, xử trí thai nguy cơ không đúng quy định, không tuân thủ chặt chẽ quy trình theo dõi chuyển dạ, không theo dõi sát bà mẹ và trẻ sơ sinh ngay sau đẻ, phát hiện tai biến khi đã muộn… đây là những hạn chế về năng lực của đội ngũ nhân viên y tế.
Chia sẻ về thực tế tại Bệnh viện Từ Dũ, BS Nguyễn Bá Mỹ Nhi - Phó Giám đốc bệnh viện cho biết: Trung bình mỗi năm tại Từ Dũ có khoảng 70.000 ca sinh, sự cố y khoa phổ biến nhất là băng huyết sau sinh. Thống kê sơ bộ của bệnh viện cho thấy, năm 2017 có đến 400 ca bị nhau tiền đạo và nhau cài răng lược dẫn tới băng huyết.
BS Mỹ Nhi chia sẻ: “Dù bệnh viện thực hiện rất nghiêm túc các hoạt động chuyên môn nhưng vẫn đối mặt với những khiếu nại của người nhà bệnh nhân. Sự bức xúc của người bệnh hoặc thân nhân là do bác sĩ giải thích không cặn kẽ trước cuộc mổ, nhân viên y tế chậm trễ”.
Trước vấn đề trên, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em cho rằng, sự cố y khoa là một phần không thể tránh khỏi của ngành y tế, nhất là lĩnh vực sản - nhi, bởi các vụ tử vong liên quan đến bà mẹ và trẻ em luôn là vấn đề nhạy cảm, dễ gây ra bức xúc trong xã hội.
Theo ông Vinh, đa số các vụ tai biến y khoa người dân chủ yếu bức xúc về thái độ ứng xử của cơ sở y tế để ra xảy sự cố hơn là vấn đề chuyên môn kỹ thuật. Những cơ sở để xảy ra sự cố y khoa thường đùn đẩy trách nhiệm, sợ trách nhiệm, né tránh, quy kết đổ lỗi cá nhân, thiếu thông tin chia sẻ là nguyên nhân gây nên những khiếu nại kéo dài.
Để tránh sự cố y khoa, giải quyết triệt để các vấn đề xảy ra đại diện Bộ Y tế khuyến cáo các bệnh viện phải tuân thủ đúng quy trình chuyên môn; cải thiện kỹ năng, thái độ ứng xử; chủ động chia sẻ, cung cấp thông tin cho người bệnh và thân nhân bệnh nhân, khi xảy ra sự cố cần xử lý sớm và dứt điểm, tránh khiếu kiện kéo dài.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phát triển đô thị bền vững
Tài năng 'nhí' trượt băng tốc độ Bảo Chi làm đại sứ truyền thông Amazfit Active
Vốn FDI là cơ hội nhưng không phải động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình
Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ sen
Cơ cấu lại kinh tế vùng Đông Nam Bộ theo hướng hiện đại