Sức bật cho tăng trưởng TP Hồ Chí Minh - Bài cuối: Xây dựng vị thế xứng tầm
‘Đánh thức’ Canh Tiến / Dự báo thời tiết toàn quốc ngày 22/4: Miền Bắc oi nóng, miền Nam mưa dông cục bộ
Để kinh tế tư nhân thực sự là động lực quan trọng nhất, đảm nhận vai trò trụ cột trong mục tiêutăng trưởng kinh tếcủa thành phố, doanh nghiệp, chuyên gia kiến nghị phải có đột phá trong thểchếvà hiệu quả thực thi chính sách đối với doanh nghiệp.
Cạnh tranh công bằng

Để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tự cường phải dựa vào kinh tế tư nhân, chính xác là doanh nghiệp tư nhân nội địa. Điều này đòi hỏi sự đột phá về mặt thể chế, vượt qua những khuôn khổ, tư duy, cách làm cũ, tạo điều kiện để doanh nghiệp dám nghĩ dám làm.
Trong những chương trình đối thoại với lãnh đạo Chính phủ và địa phương gần đây, cụm từ được doanh nghiệp TPHồ Chí Minhnhắc đếnnhiều lần là“cạnh tranh công bằng”. Theo đó, doanh nghiệp tư nhân không yêu cầu được ưu tiên mà cần sự đối xử công bằng về mặt chính sách, quản lý, tiếp cận các nguồn lực để cạnh tranh một cách sòng phẳng với các thành phần kinh tế khác.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietravel cho biết: Doanh nghiệp rất tâm đắc với giải pháp chuyển đổi từ chính quyền quản lý sang chính quyền phụng sự mà Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập trong bài viết mới đây. Nhưng, muốn có chính quyền phụng sự, trước hết phải thay đổi nhận thức, đặc biệt trong đội ngũ những người làm công tác quản lý, thực thi chính sách từ cấp cơ sở.
Bên cạnh đó, cần thiết phải cải cách thể chế, cơ chế một cách liên tục, mạnh mẽ, có lộ trình, có sự phân nhiệm minh bạch. Các cơ quan có thẩm quyền cũng phải nghiên cứu rất kỹ tác động, hiệu quả trước khi ban hành các cơ chế, chính sách mới liên quan đến doanhnghiệp; tránh ban hành một cách cảm tính, gây khó cho doanh nghiệp rồi sau đó lại tìm cách gỡ.
Ông Trịnh Tiến Dũng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Cơ khí Xây dựng Thương mại Đại Dũngthì cho rằng: Để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững, TPHồ Chí Minhcần tập trung vào ba trụ cột chính của nền kinh tế là đầu tư công, thu hút đầu tư nước ngoài và phát huy tiềm lực của khối tư nhân. Cụ thể, ưu tiên đầu tư công cho phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là tại trung tâm kinh tế lớn như TPHồ Chí Minh giúp lưu thông dòng chảy sản xuất, thương mại.
Tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài nhưng phải đi kèm với chính sách ưu đãi hợp lý, chỉ ưu tiên những lĩnh vực mà doanh nghiệp trongnướcchưa đủ năng lực phát triển. Song song đó, có cơ chế giám sát việc thực hiện các cam kết về liên kết chuỗi, chuyển giao khoa học kỹ thuật hiệu quả để bảo đảm sự phát triển cân đối, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp trong nước.
“Đối với kinh tế tư nhân, đã xác định là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế thì phải tạo điều kiện để họ được tiếp cận các nguồn lực phát triển. Giải pháp hữu hiệu nhất để thúc đẩy vấn đề này là ứng dụng chính phủ điện tử, chính quyền sốmột cách tích cực để xóa bỏ cơ chế xin - cho trong cấp phép, ứng dụng công nghệ để gia tăng tính chính xác của các dữ liệu.”, ông Trịnh Tiến Dũng nhấn mạnh.
Đềxuất một số giải pháp tạo sự đột phá cho kinh tế tư nhân,Tiến sĩ Cấn Văn Lực chorằng: Trước hết cần có sự nhất quán về tư duy đối với kinh tế tư nhân, coi kinh tế tư nhân là“động lực quan trọng nhất”trong tăng trưởng kinh tế. Hoàn thiện thể chế, nhất là trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh bằng việc quyết liệt cắt giảm ít nhất 30% thủ tục hành chính, chi phí kinh doanh và thời gian giải quyết công việc. Trên hết, cần tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, đảm bảo doanh nghiệp tư nhân được thực hiện đầy đủ ba quyền cơ bản“quyền tài sản”,“quyền tự do kinh doanh”trong những ngành nghề pháp luật không cấm và“quyền cạnh tranh bình đẳng”.
Chiến lược rõ ràng

Cùng với việc tin tưởng, giao trọng trách cho kinh tế tư nhân,rất cần một chiến lược phát triển lực lượng doanh nghiệp cả về chiều rộng và chiều sâu, tức về số lượng lẫn năng lực cạnh tranh.
Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TPHồ Chí Minh thông tin, TPHồ Chí Minh hiện có khoảng 400.000 hộ kinh doanh cá thể, trong đó có hơn 20.000 hộ đang hoạt động rất hiệu quả với quy mô, doanh thu ngày càng cao. Nếu các hộ kinh doanh này được hỗ trợ, dẫn dắt và tạo điều kiện để chuyển lên thành doanh nghiệp, TPHồ Chí Minh sẽ có được một lực lượng doanh nghiệp rất hùng hậu.
Theo bà Lý Kim Chi,các hộ kinh doanh cá thể đóng thuế khoán, không công khai minh bạch về thu – chiđangđóng góp cho ngân sách rất ít, nói cách khác là gây thất thu. Ngược lại, chínhhọ cũng chịuthiệt khibị giới hạn khách hàng, không thể tham gia vào thị trường chính thức do không có hoá đơn, chứng từ.
Để khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp,phải có giải pháp cụ thể như miễn thuế thu nhập trong 3-5 năm đầu, áp dụng mức thuế 15 – 17% cho những doanh nghiệp siêu nhỏ để nuôi dưỡng nguồn thu và đơn giản hóa thủ tục thành lập, kế toán.
Về vai trò dẫn dắt của những doanh nghiệp đầu ngành,TPHồ Chí Minh có nhóm hơn 60 doanh nghiệp lớn nhất chỉ chiếm 0,02% về số lượngnhưng đang đónggóptới 44% tổng thu ngân sáchhàng năm. Tuy nhiên số doanh nghiệp có quy mô tầm quốc gia, vươn tầm quốc tế mới chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Bằngkinh nghiệm quan sát lộ trình phát triển kinh tế từ nhiều quốc gia trên thế giới,Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam khẳngđịnh: Mọi doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới đều khởi đầu là doanh nghiệp nhỏ, vận dụng tốt sự nhạy bén thị trường và chính sách hỗ trợ hiệu quả của Nhà nước. TPHồ Chí Minhphải phát huy vai trò kiến tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, tạo cơ hội tiếp cận nguồn lựcđể nuôi dưỡng doanh nghiệp nhỏtừng bước trở thành doanh nghiệp lớn.
“TPHồ Chí Minhkhông thể chỉ trông chờ vào các chính sách thông thường mà cần những giải pháp mang tính đột phá để đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra.Với tỷ trọng đóng góp GDP và ngân sách lớn, thành phố cần phát huy tính chủ động trong việc đề xuất các cơ chế, chính sách thuận lợi để doanh nghiệp tư nhân phát huy được thế mạnh, tiềm lực. Về phía doanh nghiệp, đã đến lúc phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách chứ không phải mang tâm thế “xin – cho” như thời gian vừa qua.”,Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiênnhấn mạnh.
Lãnhđạo TPHồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định, doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Trong những cuộc gặp gỡ với cộng đồng doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Được, Chủ tịch UBND TPHồ Chí Minh đều nhấn mạnh, chỉ cótháo gỡ những vướngmắcgâycản trở hoạt động của doanh nghiệp, mới thực sự phát huy tối đa tiềm năngtăng trưởng của TPHồ Chí Minh. Để làm được điều đó,chính quyền TPHồ Chí Minh đã, đang và sẽ chuyển đổi tư duy, từ nền hành chính xin cho sang kiến tạo, phục vụ, xem người dân, doanh nghiệp là đối tượng trung tâm.
Chủ đề khơi thông nguồn lực cho kinh tế tư nhân phát triển được nhắc đến một cách thường xuyên trong các cuộc họp kinh tế - xã hội, các chương trình đối thoại giữa lãnh đạo thành phố với doanh nghiệp. Để cụthể hoá việc cam kết lắng nghe, đồng hành cùng doanh nghiệp, ôngVõ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TPHồ Chí Minh thông tin, TPHồ Chí Minh đang xây dựng các kế hoạch và chiến lược nhằmđẩy mạnh mô hình hợp tác công - tư, xácđịnhdoanh nghiệp và chính quyền thành phố là đối tác, đồng kiến tạo vì mục tiêu chung.
TPHồ Chí Minh cũng đã tập hợp các ý kiến, đề xuất từ cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia để kiến nghị Trung ương sớm ban hành một nghị quyết mới tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng nhất trong tăng trưởng kinh tế. Về phần mình, trước mắtthành phố ưu tiên tháo gỡ vướngmắc về thủ tục đầu tưcho các dự án, nângcao chất lượng dịch vụ công; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công nhất là các dự án lớn, công trình hạ tầng trọng điểm.
Trong chiến lược phát triển dài hạn của mình, TP Hồ Chí Minh tập trung ưu tiên các lĩnh vực, ngành nghề ứng dụng công nghệ cao; thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số. Chính quyền thành phố đặt niềm tin vào sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm của doanh nghiệp sẽ tạo nên nguồn xung lực mạnh mẽ cùng thành phố bước vào kỷ nguyên mới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

EVNCPC bảo đảm cung cấp điện dịp lễ 30/4–1/5
Sắp diễn ra hội thi cứu hộ biển quốc tế Đà Nẵng 2025
Lan tỏa tinh thần sáng tạo, đưa công nghệ đến gần hơn với thế hệ trẻ
Dự báo thời tiết toàn quốc ngày 25/4: Không khí lạnh tràn về, cảnh báo mưa đá và giông lốc trên toàn quốc
50 năm Thống nhất đất nước: Việt Nam đang vươn mình trong tất cả mọi lĩnh vực

Đà Nẵng: Bảo đảm an toàn cho khách trong mùa du lịch biển