Thanh tra, kiểm tra điện tử - phương thức mới ngăn chặn trục lợi BHXH, BHYT
Khai trừ ra khỏi Đảng Tổng Giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh Lê Hải Trà / Thủ tướng tiếp các doanh nghiệp, nhà khoa học Việt kiều và Hoa Kỳ
Thông tin về các kết quả khi áp dụng thanh tra, kiểm tra theo hình thức điện tử, ông Lò Quân Hiệp, Vụ trưởng Vụ Thanh tra - Kiểm tra (BHXH Việt Nam) cho biết, Trước tiên, phương thức này giúp công tác thanh tra, kiểm tra (TTKT) được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm; Tổ chức rà soát, phân tích dữ liệu ở giai đoạn trước khi làm việc trực tiếp với đối tượng TTKT đã giúp đoàn đánh giá, khoanh vùng, lựa chọn mẫu cần kiểm tra thực tế; nâng cao khả năng phát hiện, nhận diện dấu hiệu sai sót, vi phạm một cách toàn diện giúp nâng cao chất lượng và kết quả TTKT.
Đồng thời qua phân tích dữ liệu cũng có thể phát hiện kẽ hở trong quản lý hoặc các hạn chế trong thực hiện các quy trình nghiệp vụ của cơ quan BHXH.
Tiếp đó, với khả năng rà soát, phân tích dữ liệu lớn, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đã giúp các đoàn TTKT kiểm tra được 100% hồ sơ nghiệp vụ (kể cả đối với các doanh nghiệp có hàng ngàn lao động hoặc cơ sở y tế có hàng triệu lượt khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT), so với phương pháp TTKT truyền thống trước đây chỉ kiểm tra xác suất được một số hồ sơ nhất định do bị giới hạn về thời gian.
Đồng thời, TTKT điện tử giúp phát hiện nhiều sai sót, vi phạm mà trước đây rất khó phát hiện hoặc không thể phát hiện bằng phương pháp truyền thống như: dùng thẻ BHYT cùng lúc khám bệnh ngoại trú ở nhiều cơ sở y tế; sử dụng 1 thẻ BHYT thanh toán chi phí KCB với tần suất lớn (có trường hợp thanh toán đến 27 lần/tháng);
Thanh toán BHYT sau khi người có thẻ đã chết; cơ sở y tế thu trùng của người bệnh BHYT khoản chi phí đã được cơ quan BHXH thanh toán; nhân viên y tế hành nghề trùng thời gian tại nhiều cơ sở KCB.
Việc TTKT điện tử cũng giúp các Đoàn TTKT tăng năng suất công việc, nâng cao chất lượng, kết quả TTKT nhưng đã rút ngắn thời gian đáng kể, trong đó có rút ngắn thời gian làm việc của Đoàn TTKT và rút ngắn thời gian làm việc trực tiếp tại đơn vị, hạn chế tối thiểu thời gian đối tượng TTKT phải dành để làm việc với Đoàn, đảm bảo nguyên tắc không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đối tượng được TTKT.
Từ năm 2020 đến nay, trong bối cảnh dịch bệnh COVID -19 diễn biến hết sức phức tạp, tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động TTKT, BHXH Việt Nam đã thay đổi cách thức tổ chức triển khai các Đoàn TTKT, tiếp tục tăng cường cải tiến phương pháp TTKT, tăng tỷ trọng thời gian tự rà soát, phân tích dữ liệu và cắt giảm tối thiểu thời gian làm việc trực tiếp với đối tượng TTKT là doanh nghiệp, cơ sở KCB.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và áp dụng linh hoạt cách thức tổ chức tiến hành trong hoạt động TTKT đã giảm thiểu việc thanh tra trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị, không vi phạm quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID -19 nhưng vẫn đem lại hiệu quả; kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh