Thu ngân sách nhà nước 5 tháng đầu năm đạt 667,9 nghìn tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng kỳ 2020
Tổng thu ngân sách nhà nước 11 tháng năm 2018 đạt 92,7% dự toán / 10 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 85% dự toán
Trong đó, thu nội địa đạt 48,8% dự toán, tăng 14,2%; thu từ dầu thô đạt 68,8% dự toán, giảm 18,4%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 55,2% dự toán, tăng 30,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Hầu hết các khoản thu và nhóm khoản thu có tiến độ đạt khá so dự toán (trên 42%), trong đó các khoản thu từ hoạt động sản xuất - kinh doanh vừa đạt dự toán, vừa tăng trưởng tốt với cùng kỳ (thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 45,6% dự toán, tăng 15,2%; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 51,9% dự toán, tăng 20,2%; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 53,5% dự toán, tăng 42,2%).
Có 42 địa phương thu nội địa đạt trên 48% dự toán; 14 địa phương thu đạt từ 42% đến 48%; 7 địa phương thu đạt dưới 42%; có 51 địa phương thu cao hơn cùng kỳ, trong đó 36 địa phương tăng thu trên 15% so với cùng kỳ năm 2020.
Thu ngân sách nhà nước 5 tháng đầu năm đạt 667,9 nghìn tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng kỳ 2020.
Về chi NSNN, thực hiện 5 tháng đạt 581,6 nghìn tỷ đồng, bằng 34,5% dự toán, trong đó: chi đầu tư phát triển đạt 21,4% dự toán; chi thường xuyên đạt 41,6% dự toán, đáp ứng kịp thời, đầy đủ yêu cầu triển khai nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị sử dụng ngân sách. Bên cạnh đó, đã tập trung đảm bảo kinh phí cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 và các hoạt động phục vụ bầu cử Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Tuy nhiên, Vụ Ngân sách nhà nước cũng cho biết tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn NSNN còn chậm, trong đó giải ngân vốn ngoài nước đạt xấp xỉ 3% kế hoạch; chỉ có 7 Bộ, cơ quan Trung ương và 8 địa phương tỷ lệ giải ngân đạt trên 25% kế hoạch; vẫn còn 21 Bộ, cơ quan Trung ương giải ngân dưới 1% kế hoạch vốn được giao.
Ngân sách trung ương đã trích gần 3 nghìn tỷ đồng dự phòng để mua vắc xin, vật tư, hóa chất, sinh phẩm và trang thiết bị y tế cần thiết phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; hỗ trợ các địa phương thực hiện nhiệm vụ này. Đồng thời, Chính phủ đã xuất cấp 14,6 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để khắc phục hậu quả thiên tai, cứu trợ, cứu đói cho nhân dân.
Trong tổ chức thực hiện, bám sát tiến độ thu, chi NSNN, Bộ Tài chính đã chủ động điều hành phát hành trái phiếu Chính phủ ở mức phù hợp, đảm bảo hiệu quả, góp phần định hướng sự phát triển của thị trường trái phiếu Chính phủ, cơ cấu lại nợ công.
End of content
Không có tin nào tiếp theo