Tin tức - Sự kiện

Thủ tướng chỉ đạo Bộ GD&ĐT nghiêm túc tiếp thu ý kiến về SGK lớp 1

Tiếp xúc cử tri hội viên Câu lạc bộ Bạch Đằng, tại TP. Hải Phòng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trả lời nhiều vấn đề dư luận xã hội quan tâm, trong đó có vấn đề SGK lớp 1.

Thừa Thiên Huế: Học sinh toàn tỉnh tiếp tục nghỉ học do mưa lũ / Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế: Hỗ trợ đến tay người dân vùng lũ sớm ngày nào, tốt ngày đó

Sáng 13/10, tại TP. Hải Phòng, tiếp xúc cử tri hội viên Câu lạc bộ Bạch Đằng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trả lời nhiều vấn đề dư luận xã hội quan tâm, cử tri phản ánh như việc thu hồi tài sản tham nhũng, sách giáo khoa lớp 1, mua bán trang thiết bị y tế…

Liên quan đến sách giáo khoa, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết đã chỉ đạo Bộ GD&ĐT nghiêm túc tiếp thu những vấn đề mà cử tri và đại biểu đã nêu và sẽ có công bố chính thức để rút kinh nghiệm, sẽ xử lý nghiêm nếu có vi phạm.

Thủ tướng trả lời các vấn đề cử tri nêu tại cuộc tiếp xúc. Ảnh: VGP

Thủ tướng nhấn mạnh, sách giáo khoa và sách tham khảo "đụng" đến từng nhà, từng gia đình nên cần phải tiết kiệm cho người dân. Theo đó, sách tham khảo, sách giáo khoa phải phù hợp với văn hóa Việt Nam, với trẻ em Việt Nam.

Trước đó, chiều 12/10, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với lãnh đạo Bộ GD&ĐT liên quan vấn đề sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình mới.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao nỗ lực của Bộ GD&ĐT trong công tác chỉ đạo biên soạn SGK mới cũng như sự cầu thị của lãnh đạo Bộ khi xem xét tiếp thu các ý kiến góp ý, nhưng cần thông tin đầy đủ, kịp thời hơn đến nhân dân.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh với truyền thống hiếu học của dân tộc, các vấn đề về giáo dục luôn nhận được sự quan tâm rất lớn của mọi người dân. Vì vậy, nhiều ý kiến góp ý về một cuốn SGK mới, được biên soạn theo chương trình mới, theo phương thức xã hội hóa là điều bình thường, hoàn toàn dễ hiểu.

Các ý kiến, dù gay gắt, đều thể hiện sự tâm huyết, lo lắng và mong muốn có được những cuốn SGK tốt nhất. Bộ GD&ĐT phải trân trọng, nghiên cứu, tiếp thu một cách rất cầu thị, khoa học. Có vấn đề thuộc chuyên môn sâu, ý kiến góp ý chưa chắc đã đúng, thì Bộ phải có sự giải thích, trình bày lại một cách thuyết phục.

 

Mặt khác, Bộ GD&ĐT cần xem xét tăng cường, điều chỉnh, bổ sung, nếu cần thiết, tất cả các quy trình về biên soạn, thẩm định, phê duyệt, tập huấn SGK mới cho giáo viên trong những năm tới.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ GD&ĐT nghiêm túc tiếp thu ý kiến về SGK lớp 1 - Ảnh 2.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, các ý kiến, dù gay gắt, đều thể hiện sự tâm huyết, lo lắng và mong muốn có được những cuốn SGK tốt nhất. Ảnh: VGP

"Bằng công nghệ thông tin, nên chăng chúng ta thay đổi cách làm đối với bản thảo một cuốn SGK khi mới nộp cho Hội đồng Thẩm định SGK quốc gia, đưa lên mạng và kêu gọi giáo viên, các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, cộng đồng, trong đó có các phụ huynh, cùng góp ý, "nhặt sạn" ngay từ đầu sẽ tạo thuận lợi hơn cho nhà xuất bản, Hội đồng Thẩm định SGK quốc gia. Đông người "nhặt" thì chắc chắn "sạn" sẽ bớt đi", Phó Thủ tướng gợi mở.

Đồng thời, Bộ GD&ĐT đẩy mạnh hơn nữa việc biên soạn các bài giảng điện tử theo chương trình, SGK mới, từ đó, các thầy cô giáo lựa chọn, tham khảo được những bài giảng tốt nhất, hay nhất và các tài liệu, kiến thức của mình để có các bài giảng phù hợp, bảo đảm yêu cầu của chương trình. Bởi trong cùng một thời gian giảng dạy, nếu thầy cô tạo được hứng thú thì học sinh sẽ không cảm thấy chương trình nặng, không cảm thấy quá tải.

Bộ GD&ĐT đang tiến hành thẩm định sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 mới. Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết sẽ mở rộng thêm các kênh góp ý, phản biện nội dung các bộ SGK mới ngay từ khi nhóm tác giả, nhà xuất bản đề xuất bản thảo thẩm định.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm