Thừa Thiên Huế - Quảng Nam chia sẻ kinh nghiệm xây dựng cơ chế đặc thù bảo tồn, phát huy giá trị di sản
Thừa Thiên Huế phát động phong trào “Mai vàng trước ngõ” / Thừa Thiên Huế: Thả hơn 41.000 con cá giống xuống sông Hương để tái tạo nguồn lợi thủy sản
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân phát biểu tại buổi làm việc.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân, tỉnh Quảng Nam đã được Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương cho phép xây dựng "Đề án về một số cơ chế, chính sắc đặc thù bảo tồn, phát triển, phát huy giá trị Di sản văn hóa Thế giới đô thị cổ Hội An" để gửi các bộ, ngành thẩm định. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng Đề án còn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.
Ông Tân cho rằng, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam nói chung, TP. Hội An nói riêng có những nét tương đồng, cùng hướng đến mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị "Đô thị di sản" làm động lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Thừa Thiên Huế và Quảng Nam có những nét tương đồng, cùng hướng đến mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị "Đô thị di sản" làm động lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Thừa Thiên Huế đã được Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 54 về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” với mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.
“Trên cơ sở đó, tỉnh Quảng Nam mong muốn được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của tỉnh Thừa Thiên Huế liên quan đến một số vấn đề như các bước xây dựng đề án; đơn vị tư vấn đề án; trình tự, thủ tục lấy ý kiến bộ ngành, trung ương; công tác thu phí tham qua, trùng tu tu, tu bổ di tích; công tác quy hoạch; kinh nghiệm trong việc triển khai”, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam chia sẻ.
Tại buổi làm việc, các vấn đề đoàn công tác của tỉnh Quảng Nam quan tâm, muốn trao đổi, học tập kinh nghiệm, đã được lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và các sở, ngành, đơn vị có liên quan trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình phát biểu tại buổi làm việc.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình khẳng định, việc tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam trao đổi kinh nghiệm về xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy giá trị di sản là việc làm cần thiết nhằm phát huy những giá trị đặc thù mà hai địa phương hiện có, hướng đến mục tiêu chung là phát triển bền vững, phát huy giá trị lịch sử, di sản và bản sắc văn hóa.
Cũng theo ông Bình, trong thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung chỉ đạo xây dựng lộ trình triển khai cụ thể thông qua chương trình hành động, kế hoạch triển khai; tích cực làm việc với các bộ ngành Trung ương. Tổ chức các hội nghị, hội thảo tham vấn lấy ý của các bộ ngành, cơ quan trung ương để hoàn thiện một số cơ chế chính sách quan trọng. Để có cơ sở trình Quốc hội thông qua các cơ chế, chính sách theo thẩm quyền.
“Buổi làm việc hôm nay đã gợi mở được nhiều vấn đề cho cả hai địa phương, trên cơ sở tương đồng về nhiều mặt, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam cần phối hợp chặt chẽ trong thời gian tới nhằm cùng tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, hỗ trợ nhau trong thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế, xã hội”, Phó Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình, nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thụy Sĩ tham dự Hội nghị WEF Davos lần thứ 55
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi