Tin tức - Sự kiện

Tìm giải pháp thúc đẩy nguồn vốn tín dụng cho khu vực Tây Nguyên

Tính đến hết tháng 9 năm nay, tổng dư nợ tín dụng tại khu vực Tây Nguyên đạt hơn 508 nghìn tỷ đồng, tăng 6,0% so với cuối năm 2022.

Bất cập quy hoạch cao tốc - Bài 3: Hệ lụy thi công / Bất cập quy hoạch cao tốc - Bài 4: Chiến lược dài hạn và khung pháp lý

Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên

Tính đến hết tháng 9 năm nay, tổng dư nợtín dụngtại khu vực Tây Nguyên đạt hơn 508 nghìn tỷ đồng, tăng 6,0% so với cuối năm 2022, thấp hơn mức tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế là 6,92%. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đã chủ trì Hội nghị kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên vào chiều nay nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn.

Tại Hội nghị, các diễn giả cho biết, hiện đầu tư tín dụng phục vụ phát triển các mặt hàng nông sản chủ lực của vùng đang phải đối mặt với không ít thách thức.Vì việc sản xuất kinh doanh gặp khó khăn nên nhiều doanh nghiệp, đặc biệt nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa khó chứng minh hiệu quả, không đáp ứng tiêu chuẩn vay vốn. Để tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tại khu vực Tây Nguyên trong thời gian tới, ngành ngân hàng cũng cho biết sẽ tiếp tục thực hiện ưu đãi giảm lãi suất cũng như các phương pháp hỗ trợ phù hợp với các doanh nghiệp địa phương.

Ông Nguyễn Phạm Đình Vinh, Giám đốc Ngân hàng Sacombank, Chi nhánh Đắk Lắk cho biết: "Chúng tôi đã có bổ sung thêm 12 nghìn tỷ đồng, trong đó có 7 nghìn tỷ đồng cho vay khách hàng doanh nghiệp với mức lãi suất từ 5-6%. Đối với những khách hàng gặp khó khăn, chưa thể phục hồi nhanh, chúng tôi cũng vận dụng Thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước để cơ cấu các khoản nợ của khách hàng".

"Bên cạnh những khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp ở vùng Tây Nguyên, chúng tôi đã nhận diện đầy đủ, sẽ chỉ đạo các ngân hàng thương mại mạnh dạn hơn, cùng doanh nghiệp tháo gỡ, giải quyết các vấn đề về an toàn vốn. Tất nhiên an toàn vốn vẫn là vấn đề các ngân hàng cần đảm bảo, nhưng mạnh dạn để hai bên được chia sẻ thông tin hỗ trợ nhau, trong vấn đề xử lí tài sản đảm bảo, mạnh dạn cho vay tín chấp, hay theo dõi được dòng tiền, để giảm bớt thủ tục sử dụng tài sản đảm bảo bằng bất động sản như hiện nay", theo ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Thường trực, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho biết.

Ngoài ra, ngành hàng nông sản có tính thời vụ cao. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước, ngành ngân hàng cũng sẽ phối hợp cùng các Hiệp hội ngành hàng có kế hoạch để đến khi mùa vụ có thể cung cấp nguồn vốn vay, hỗ trợ người nông dân và doanh nghiệp kịp thời nhất, không bỏ lỡ thời điểm vào vụ mùa, đạt được kết quả xuất khẩu tốt nhất.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm