TP.HCM: Cung ứng đủ lương thực, thực phẩm ứng phó với dịch Covid-19
Bảo đảm chất lượng đào tạo từ xa trong thời gian phòng chống dịch COVID-19 / TP.HCM: Đề xuất ngừng chạy xe buýt vào nội thành trong đợt dịch Covid-19
Theo Sở Công thương thành phố, trong quý I/2020 tình hình bán lẻ diễn ra khá phức tạp, do chịu tác động bởi nhiều yếu tố tích cực và tiêu cực đan xen và có xu hướng giảm so với cùng kỳ. Trong đó, 2 yếu tố nổi bật định hình tổng thể bức tranh bán lẻ của thị trường thành phố trong quý 3 tháng đầu năm là dịp mua sắm cao điểm Tết Nguyên đán Canh Tý và tác động tiêu cực của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 gây ra.
Đồng thời, mãi lực tại hệ thống chợ và trung tâm thương mại trong thời điểm này giảm khoảng 30% - 40% so với ngày thường, do một số nguyên nhân. Cụ thể, người dân có xu hướng thay đổi hành vi tiêu dùng theo hướng lựa chọn các kênh mua sắm hiện đại thay vì kênh truyền thống, do được hỗ trợ nhiều tiện ích (giao hàng, thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ cộng thêm…).
TP.HCM chuẩn bị hàng chục ngàn tấn lương thực, thực phẩm thiết yếu ứng phó dịch Covid-19.
Để ứng phó khẩn cấp dịch Covid-19, Sở Công thương thành phố đã chuẩn bị nguồn cung cầu hàng hóa. Theo đó, đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, lượng hàng bình ổn thị trường chiếm từ 35% đến 50% nhu cầu thị trường.
Cụ thể, lương thực 3.830,7 tấn/tháng, đường 2.017,5 tấn/tháng, dầu ăn 1.072,5 tấn/tháng, thịt gia súc 6.238,5 tấn/tháng, thịt gia cầm 8.748 tấn/tháng, trứng gia cầm 71,9 triệu quả/tháng, thực phẩm chế biến 728,9 tấn/tháng, rau củ quả 7.395 tấn/tháng, thủy hải sản 184,5 tấn/tháng, gia vị 634,8 tấn/tháng.
Đối với mặt hàng khẩu trang y tế, Sở Công thương thành phố đã làm việc với các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang và doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu. Qua đó, đã kết nối với các đơn vị nhập khẩu 88 tấn nguyên liệu vải không dệt để sản xuất khẩu trang y tế, đến nay đã phân phối 40 tấn, còn lại 48 tấn sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang của thành phố.
Trước diễn biến phức tạp là lây lan của dịch Covid-19, Sở Công Thương thành phố đã xây dựng 3 tình huống để cung ứng hàng hóa cho người dân với số ca nhiễm mới dưới 100, dưới 300 và dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
Trong trường hợp có dưới 100 ca bệnh mới, Sở Công Thương TP.HCM nhận định người dân sẽ thay đổi thói quen từ mua sắm hàng ngày sang mua sắm tập trung, đặc biệt vào những ngày cuối tuần.
Với tình huống có dưới 300 trường hợp nhiễm bệnh, dự báo người dân TP.HCM có thể hoang mang, tăng cường thu gom tích trữ các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, mặt hàng phòng chống dịch, nhu cầu tăng đột biến dẫn đến thiếu hụt hàng hóa, sốt hàng cục bộ.
Trong trường hợp này, các doanh nghiệp bình ổn thị trường sẽ chuẩn bị đầy đủ nguồn cung hàng hóa vượt 50-100% so với ngày thường, đảm bảo hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa liên tục, không gián đoạn, kể cả trong tình huống dịch bệnh lan rộng, nhiều khu vực bị cách ly.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thụy Sĩ tham dự Hội nghị WEF Davos lần thứ 55
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi