Tin tức - Sự kiện

TP.HCM và 7 địa phương khác kiến nghị cách ly xã hội đến hết tháng 4

DNVN - Để bảo đảm an toàn trước tình hình Covid-19 phức tạp, ngăn chặn làn sóng dịch bệnh thứ hai, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị Chính phủ cho kéo dài cách ly đến 30/4. TP.HCM và 7 tỉnh khác cũng kiến nghị cách ly xã hội đến hết tháng 4.

Bệnh viện Bạch Mai chấm dứt hợp đồng với Công ty Trường Sinh / Thôn Hạ Lôi có thêm 2 ca mới nhiễm Covid-19, 144 người đã khỏi và xuất viện

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp.

Chiều ngày 13/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19, thảo luận về các quyết sách thời gian tới. Tham dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương TP. Hồ Chí Minh và Thành phố Hà Nội tại các điểm cầu địa phương.

Theo ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã tổ chức lấy ý kiến Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 các địa phương về việc thực hiện Chỉ thị 16.

Kết quả có 32 địa phương trả lời. Trong đó có 2 địa phương đề nghị kéo giãn thời gian giãn cách xã hội thêm 1 tuần sau ngày 15/4. Có 8 địa phương, trong đó có TP.HCM đề nghị kéo giãn đến hết tháng 4, 2 địa phương đề nghị kéo giãn đến hết tháng 5. Các địa phương còn lại đề nghị giãn cách xã hội đến hết ngày 15/4.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cho biết: “Tính đến nay, trên địa bàn TP có 54 ca nhiễm, trong đó, 35 trường hợp lây nhiễm ở nước ngoài chiếm 65%, 19 trường hợp lây nhiễm ở cộng đồng chiếm 35%. Hiện đã điều trị khỏi bệnh cho 40 trường hợp và chỉ còn 14 trường hợp đang điều trị”.

Ông Nguyễn Thành Phong trong cuộc họp về phòng chống Covid-19.

Ông Nguyễn Thành Phong trong cuộc họp về phòng chống Covid-19.

Để kiểm soát chặt chẽ hơn nữa tình hình dịch bệnh, TP. Hồ Chí Minh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ: tiếp tục kéo dài thời gian cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 đến ngày 30/4/2020 với tinh thần kiên định, chủ động và quyết liệt hơn nữa trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch

Kể ngày 1/4/2020 Chính phủ triển khai cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16, trong 10 ngày TP. Hồ Chí Minh không có ca nhiễm mới, nhưng nguy cơ phát sinh dịch bệnh vẫn còn cao; đặc biệt là trong thời gian giãn cách xã hội người dân còn chủ quan, lơ là, chưa chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch đã quy định.

Thống kê mỗi ngày TP HCM có khoảng 1.000 người từ các tỉnh thành khác đến. Ngoài ra, một số trường hợp sau thời gian điều trị có kết quả xét nghiệm âm tính, khi xuất viện dương tính trở lại. Có thể họ đã đi các nơi, tạo mối nguy cơ rất cao lây nhiễm trong cộng đồng.

Theo đó, để tiếp tục phòng, chống dịch hiệu quả, TP. Hồ Chí Minh luôn cảnh giác cao và không chủ quan, thỏa mãn với kết quả đạt được, kiên định 6 nguyên tắc chống dịch và phương châm 5 tại chỗ; Tổ chức chấn chỉnh việc lơi lỏng cách ly xã hội, trong đó, yêu cầu người đứng đầu và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phải nêu gương thực hiện.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác dự phòng thông qua việc tăng cường kiểm tra, giám sát tại 62 chốt, trạm kiểm dịch phòng, chống dịch trên địa bàn; Tổ chức xét nghiệm sàng lọc cho công nhân lưu trú trong các khu chế xuất, khu công nghiệp.

Vì vậy, những kết quả ban đầu mà chúng ta đã đạt được chưa thể khẳng định một chiến thắng cuối cùng. Chính vì vậy, TP. Hồ Chí Minh sẽ tập trung kiểm soát chặt chẽ các yếu tố nguy cơ. Trong đó, tập trung cho công tác dự phòng và nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác phòng, chống dịch; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để phòng, chống dịch bệnh; chăm lo đời sống nhân dân và đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội…

Do vậy, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đề nghị Thủ tướng tiếp tục chỉ đạo các bộ ngành, địa phương thực hiện nghiêm chỉ thị 16 đến hết ngày 15/4. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm như không đeo khẩu trang, các cơ sở kinh doanh không cần thiết cố tình mở cửa trong thời gian giãn cách xã hội.

Sau ngày 15/4, Ban chỉ đạo đề nghị Thủ tướng xem xét cho ban hành Chỉ thị mới, trong đó xem xét việc thực hiện theo tình hình dịch, tình hình kinh tế mới tại các địa phương. Cụ thể, phân ra các địa phương có nguy cơ cao thì tiếp tục thực hiện "cách ly xã hội". Riêng các địa phương nguy cơ thấp hoặc không có nguy cơ thì dừng giãn cách xã hội, chỉ thực hiện một số biện pháp cần thiết phòng, chống dịch.

Ông Nguyễn Thanh Long cũng kiến nghị Chính phủ tiếp trì hạn chế nhập cảnh, hạn chế các chuyến bay từ nước ngoài về Việt Nam đến ngày 30/4, để tránh làn sóng thứ hai của dịch vào nước ta.
Lê Hằng
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm