Tin tức - Sự kiện

Triển vọng kinh tế Việt Nam tích cực

Báo chí quốc tế tuần qua tiếp tục ghi nhận các nỗ lực của Việt Nam trong kiểm soát linh hoạt dịch bệnh, phát triển kinh tế, kiềm chế lạm phát.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Cần Thơ làm chủ đầu tư dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 / Đề nghị siêu thị không tăng giá bất hợp lý

Việt Nam cũng tiếp tục củng cố thứ hạng cao trong bảng xếp hạng chỉ số phục hồi toàn cầu và được nhận định là một trong những ngôi sao kinh tế đang lên tại khu vực với triển vọng kinh tế tích cực.

Việt Nam - ngôi sao đang lên trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có tiềm năng trở thành con hổ mới tại châu Á - đây là nhận định của chuyên gia Brian Lee, Ngân hàng Maybank, Singapore được đăng tải trên trang Sputnik. Thành công là nhờ môi trường kinh doanh thuận lợi, ổn định chính trị, tự do hóa thương mại được đẩy mạnh, chi phí lao động cạnh tranh.

Ông Brian Lee Shun Rong - Nhà nghiên cứu kinh tế, Ngân hàng đầu tư Maybank, Singapore cho hay: "Để trở thành một Con hổ mới ở châu Á, tôi cho rằng Việt Nam nên tập trung vào 4 điểm chính. Đầu tiên, phát triển kỹ năng và lực lượng lao động sẵn sàng trong tương lai. Thứ hai là nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng. Thứ 3 là phát triển một mạng lưới các nhà cung cấp địa phương mạnh mẽ và cạnh tranh sẽ tăng cường chuyển giao kiến ​​thức. Cuối cùng là cần đẩy mạnh nền kinh tế kĩ thuật số. Số hóa sẽ vừa là nguồn tăng trưởng mới đưa Việt Nam vào tương lai vừa là sức mạnh cạnh tranh trong thời kỳ hậu COVID-19".

Theo bảng xếp hạng chỉ số phục hồi sau dịch bệnh do Nikkei mới công bố, Việt Nam đứng thứ 4/120 nước có tốc độ phục hồi tốt nhất trên toàn cầu.

Tờ Asiaglobal Online cho rằng, chính sách chống dịch hiệu quả cùng sự đoàn kết của người dân đã giúp Việt Nam nhanh chóng phục hồi sản xuất, kinh doanh và duy trì tăng trưởng ở mức cao.

Triển vọng kinh tế Việt Nam tích cực - Ảnh 1.

Việt Nam đứng thứ 4/120 nước có tốc độ phục hồi tốt nhất trên toàn cầu. Ảnh minh họa.

Trang Rouse nhấn mạnh, môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát ở mức thấp đã làm tăng đáng kể niềm tin của các nhà đầu tư châu Âu tại Việt Nam.

Mới nhất, Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) cho biết sẽ bắt đầu sản xuất linh kiện bán dẫn tại Việt Nam từ tháng 7/2023 nhằm tìm cách đa dạng hóa hoạt động sản xuất.

"Các bạn có lực lượng lao động dồi dào, liên tục tiếp cận công nghệ mới, giúp hấp dẫn các nhà đầu tư. Chính phủ luôn lắng nghe người dân và doanh nghiệp, hành động quyết liệt giải quyết các nút thắt. Việt Nam hiện là nước đi đầu trong hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu... Ngoài ra, chính việc thúc đẩy chuyển đổi số cũng đã khiến Việt Nam trở nên rất hấp dẫn và đang tiến rất nhanh trong các lĩnh vực tăng trưởng này", ông Raymon Mallon - chuyên gia kinh tế Australia đánh giá.

Ngân hàng Thế giới trong báo cáo mới nhất về kinh tế Việt Nam đã dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 có thể đạt 7,5%, cao hơn đáng kể so với mức 7% mà Việt Nam đề ra. Tổ chức tài chính này cũng dự báo lạm phát tại Việt Nam năm 2022 ở mức 3,8%, thấp hơn mức mục tiêu 4% mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm