TS. Tô Hoài Nam: Cải cách thủ tục hành chính có thể sẽ động chạm đến lợi ích của cán bộ công chức
HDBank đồng hành cùng khách hàng với nhiều ưu đãi hấp dẫn / CHÍNH THỨC: Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020-2021
Chiều ngày 26/5/2020, Ban Cải cách về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính (Ban I) của Thủ tướng, VINASME và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam (USAID)đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với nội dung “Hiến kế cải cách cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh sau dịch bệnh Covid-19”.
Tại hội nghị, TS. Nguyễn Văn Thân - Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (Vinasme), Phó chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng đã điều hành phiên 1 của hội nghị. Trong bài phát biểu của mình ông Thân đã có nội dung tổng hợp một số vấn đề liên quan đến việc cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) như sau:
Theo công bố của Ngân hàng World Bank năm 2019, Việt Nam đứng thứ 69/190 quốc gia trên thế giới và đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN về môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. Chúng ta thấy kết quả nổi bật nhất chính là sự ra đời của Cổng thông tin dịch vụ công Quốc gia, với sự tích hợp của hơn 160 dịch vụ công trực tuyến, bao gồm cả 6 dịch vụ công hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Theo đó, mọi dịch vụ công đang được minh bạch hóa một cách tối đa, còn đối với người dân và doanh nghiệp thì giảm được rất nhiều thời gian, chi phí đi lại và những vấn đề bất cập khác.
TS. Nguyễn Văn Thân - Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (Vinasme), Phó chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng
Nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành là rất cao, nhưng chúng ta vẫn chưa thực sự thỏa mãn vì vẫn còn nhiều dư địa cho cải cách TTHC. Theo khảo sát của Bộ Kế hoạch Đầu tư gần đây thì có đến 90% doanh nghiệp đánh giá các nhóm giải pháp của Chính phủ ban hành theo Chỉ thị 11 là phù hợp với nhu cầu chống dịch; tính đến tháng 4.2020, đã có 2,9% doanh nghiệp chính thức nhận được hỗ trợ, nhưng có đến 65% doanh nghiệp đã nắm được thông tin về chính sách nhưng chưa biết đầu mối để tiếp cận.
Chính vì vậy, trên tinh thần tiếp nối những hoạt động của Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp 2020 ngày 9/5, hội nghị ngày hôm nay sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp chưa được trình bày trước Thủ tướng, được trực tiếp hiến kế tới Chủ tịch Hội đồng Tư vấn CCTTHC, từ đó đề xuất, báo cáo lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để đưa ra những giải pháp CCTTHC “vượt trội” nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp.
TS. Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, đại diện cho hiệp hội DNNVV trình bày một số nhận định về công cuộc cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2020 – 2025.
TS. Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Ông Nam cho rằng giai đoạn này sẽ khó khăn hơn giai đoạn trước rất nhiều, bởi ông cho rằng những gì dễ chúng ta đã làm trước đó hết rồi. Có 6 điểm đáng lưu ý trong công cuộc CCTTHC thời gian tới đáng phải lưu tâm cụ thể như sau:
Thứ nhất, CCTTHC sẽ động chạm đến lợi ích của rất nhiều người người nhất là các cán bộ công chức.
Thứ hai, mô hình quản lý cán bộ công chức không phù hợp với cải cách của Chính phủ. Điều này cần phải thay đổi để làm cho cán bộ công chức hoạt động tích cực hiệu quả hơn. Việc giao lưu thông tin công khai giữa khu vực công và tư phải được dễ dàng và thân thiện. Trách nhiệm giải trình cần phải được coi trọng.
Thứ ba, muốn CCTTHC phải căn cứ vào các văn bản pháp luât. Nếu như các văn bản pháp luật chưa cho phép thì chúng ta sẽ rất khó triển khai việc CCTTHC. Vì vậy cần phải xử lý xung đột giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Vấn đề đặt ra là cần phải có tiêu chí điều kiện cụ thể nào để sửa và cơ quan đầu mối nào chịu trách nhiệm cho việc xây dựng sửa chữa các văn bản này vì đây là cuộc cách mạng và nó tác động đên nhiều bộ ngành liên quan, ông Nam nhấn mạnh.
Thứ tư, việc coi công nghệ thông tin để xử lý TTHC là đúng đắn và chính xác. Tuy nhiên để phát huy hiệu quả của công cụ này cần có sự tác động từ nhiều phía mới hiệu quả được.
Thứ năm, phải có biện pháp làm tăng được tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo giữa trung ương và địa phương, giữa chính phủ với các ban ngành theo hướng phân quyền nhiều hơn từ cấp trên cho tới cấp dưới.
Thứ sáu, việc CCTTHC có liên quan mật thiết với cải cách hành chính Nhà nước. Nếu có sự chênh lệch khác nhau thì sẽ níu kéo nhau và không đạt được hiệu quả cao.
Ông Tô Hoài Nam đánh giá cao Nghị quyết số 68 mà Chính phủ ban hành trước đó. Đây chính là cơ sở, khung pháp lý đã tương đối đầu đủ tạo sự đột phá trong CCTTHC.
Bên cạnh đó ông Nam cho rằng nhân tố góp phần thúc đẩy việc CCTTHC là do sự hưởng ứng từ phía doanh nghiệp và nhân dân, do quyết tâm chính trị mạnh mẽ và tác động của Covid-19 đã buộc chúng ta phải hành động nhanh hơn.
Tại Hội nghị, ông Tô Hoài Nam cũng đã đưa ra ý kiến về thành công trong 5 năm tới của mục tiêu CCTTHC. Theo ông Nam, sau 5 năm (từ 2020 đến 2025) sẽ cắt giảm, đơn giản được ít nhất 20% số lượng TTHC quy định và đã cắt giảm được 20% chi phí tuân thủ liên quan đến các hoạt động kinh doanh.
Để làm được điều này, theo ông Nam chúng ta cần có nhiều mô hình tốt trong triển khai thực hiện, ban hành chính sách, điều hành quản lý phải tốt và điểm quan trọng nhất là ngày 31/10/2020 chúng ta sẽ được nghe công bố lần đầu cắt giảm 20% chi phí tuân thủ.
Để kết thúc bài phát biểu của mình ông Nam đã dẫn một câu trả lời khá quen thuộc đối với các đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ: “chúng tôi đã có gắng hết sức, nhưng nhiệm vụ thì nhiều nên nếu chưa hoàn thành trách nhiệm mong doanh nghiệp và người dân thông cảm”.
"Nếu trong 5 năm nữa (2025) mà vẫn bắt gặp câu trả lời này thì chắc chắn nó sẽ được thay bằng một câu trả lời khác trả lời lại câu trả lời này đó là “chúng tôi không thể chấp nhận một kết quả như vậy được nữa”, ông Nam nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh