Vai trò của truyền thông trong ngoại giao văn hóa Việt Nam - Ấn Độ
Hồ thủy điện lớn nhất Thừa Thiên Huế điều tiết xả lũ / Thủ tướng kỳ vọng động lực phát triển từ hành lang kinh tế mới
Chương trình này nằm trong khuôn khổ các hoạt động ngoại giao văn hóa song phương với sự tham dự của một số nhà báo và nghệ sĩ dân gian Việt Nam cùng các đại diện của Viện truyền thông đại chúng Ấn Độ.
Phát biểu tại hội thảo, các đại biểu Việt Nam và Ấn Độ nhất trí đánh giá 2 nước có mối quan hệ truyền thống tốt đẹp và ngày càng phát triển, trong đó truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu, quảng bá và kết nối văn hóa giữa hai nước.
Theo PGS, TS Nguyễn Thành Lợi, Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Người làm báo, thông qua kênh báo chí, Việt Nam đã giới thiệu tới thế giới và bạn bè quốc tế về nhiều điều thú vị, những nét đẹp và đặc trưng trong văn hóa Việt Nam. Ông khẳng định, các hoạt động hội thảo, giao lưu học thuật là cơ hội tốt để quảng bá hình ảnh quốc gia đến bạn bè năm châu nói chung và người dân Ấn Độ nói riêng.
Về phần mình, ông K G Suresh, Viện trưởng Viện truyền thông đại chúng Ấn Độ bày tỏ sự ngưỡng mộ với truyền thống lịch sử chống ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay sự hiểu biết của người dân mỗi nước về các nền văn hóa của nhau vẫn còn hạn chế dù Việt Nam - Ấn Độ có quan hệ tốt đẹp, gần gũi lâu đời. Ông Suresh nhấn mạnh đến vai trò hết sức quan trọng của truyền thông trong việc thay đổi thực trạng này.
Cũng trong dịp này, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã phối hợp với đoàn nghệ nhân dân gian Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Tại đây, các nghệ nhân Việt Nam đã giới thiệu ý nghĩa và trình diễn các nghi thức hầu đồng với bạn bè Ấn Độ và cộng đồng người Việt Nam ở New Delhi. Năm 2016, di sản tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo