Vì sao hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific bị xóa sổ?
Công an tỉnh Đắk Nông: Khẩn trương điều tra vụ tai nạn giao thông làm 4 người chết / Bắt giữ thêm đối tượng Lê Hữu Minh Tuấn về tội chống phá Nhà nước Việt Nam
Lỗ triền miên suốt 22 năm
Công ty cổ phần hàng không Jetstar Pacific tiền thân là Công ty Hàng không cổ phần Việt Nam (Pacific Airlines), được thành lập năm 1990 với vốn điều lệ là 200.000 USD. Pacific Airlines trở thành thành viên của Vietnam Airlines vào năm 1995.
Pacific Airlines hợp tác với Tập đoàn Qantas của Úc (Công ty mẹ của Tập đoàn Jetstar) và đổi tên thành Jetstar Pacific vào năm 2008. Tại thời điểm này, Jetstar Pacific đứng ở vị trí thứ 2 khi chiếm 17% thị phần nội địa (Vietnam Airlines chiếm hơn 80% thị phần).
Dù hợp tác với hãng hàng không quốc tế và thực hiện tái cơ cấu nhưng tình hình sản xuất kinh doanh của Jetstar Pacific vẫn nối dài chuỗi ngày “bi đát”. Trong các năm 2009, 2010, 2011, Jetstar Pacific tiếp tục thua lỗ kéo dài, thậm chí hãng hàng không này không có khả năng trả tiền nhiên liệu bay, các khoản nợ không thể thanh toán.
Nhận thấyJetstar Pacific tương lai khó có thể khởi sắc, Chính phủ đã tính chuyện “giải tán” Jetstar Pacific để cắt lỗ và giảm nợ cho thị trường. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng về việc sáp nhập, nhấn mạnh là phương án khả thi nhất nhằm cứu Jetstar trước bờ vực phá sản.
Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước của Jetstar Pacific cũng báo cáo Thủ tướng, nhất trí với phương án chuyển giao vốn Nhà nước của Jetstar Pacific về Vietnam Airlines. Vào thời điểm đó, Jetstar Pacific có 7 máy bay với độ tuổi trung bình là 14,7 tuổi. Số lỗ lũy kế là âm 2.476,136 tỷ đồng.
Sau khi xem xét, Chính phủ đã chấp thuận phương án sáp nhập để giải quyết khó khăn của Jetstar Pacific. Việc sắp xếp và tái cơ cấu doanh nghiệp là việc cần thiết, vì vậy Chính phủ đã chỉ đạo ngành giao thông thực hiện chủ trương này.
Tháng 2/2012, Vietnam Airlines đã tiếp nhận sở hữu 69,93% vốn góp của Nhà nước từ Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước và trở thành cổ đông lớn nhất tại Jetstar Pacific.
Ông Phạm Ngọc Minh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietnam Airlines cho biết, khoản lỗ 2.400 tỷ đồng khi tiếp nhận Jetstar Pacific đã được Vietnam Airlines giải quyết và những năm sau đó lỗ cũng được giải quyết theo từng năm. Đến năm 2014 lãi 8 tỷ đồng và năm 2018 kết sổ lãi 34 tỷ đồng.
Thương hiệu Jetstar Pacific đã chính thức bị xóa sổ.
Jetstar có tỷ lệ chuyến bay bị chậm, hủy chuyến cao nhất
Năm 2019, ngành hàng không Việt Nam có tổng cộng 5 hãng hàng không đã thực hiện 33.502 chuyến bay, trong đó có 28.576 chuyến bay đúng giờ, chiếm tỷ lệ 85,3%. Như vậy, tỷ lệ chậm, hủy chuyến chiếm 14,7%, tương đương 4.926 chuyến bay.
Theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, Jetstar Pacific là hãng hàng không có tỷ lệ chuyến bay bị chậm, hủy chuyến cao nhất, đạt 23,4%, tương đương 850 chuyến bay trong tổng số 3.625 chuyến bay được khai thác.
Các hãng hàng không Vietnam Airlines, VietJet Air lần lượt chia nhau vị trí thứ ba, tư với tỷ lệ đúng giờ lần lượt là 90,9% và 79%.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chậm hủy chuyến trong tháng 2/2020 chủ yếu là do máy bay về muộn, chiếm tỷ trọng 58,6%; tiếp đến là từ chính các hãng hàng không, chiếm tỷ trọng 31,7%.
Jetstar Pacific đổi tên thành Pacific Airlines, Vietnam Airlines giữ 98% cổ phần
Trong thông cáo mới nhất vào ngày 15/6/2020, Vietnam Airlines cho biết hãng hàng không này và Tập đoàn Qantas (Úc) đã thống nhất xúc tiến những thay đổi đối với Jetstar Pacific nhằm cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng lợi nhuận của hãng hàng không chi phí thấp này, đồng thời thúc đẩy quy mô và sức mạnh thương hiệu của Vietnam Airlines tại thị trường nội địa.
Tới đây, Jetstar Pacific sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để đổi tên thương hiệu thành Pacific Airlines, với logo và bộ nhận diện thương hiệu mới được truyền cảm hứng từ màu sắc chủ đạo của Vietnam Airlines.
Bộ nhận diện logo mới của Pacific Airlines (ảnh dưới).
Pacific Airlines cũng chính là tên gọi đầu tiên khi hãng bay này được thành lập năm 1991. Tuy nhiên, Vietnam Airlines cho biết thời điểm Jetstar Pacific chính thức hoạt động dưới tên mới sẽ còn phải dựa theo quyết định của nhà chức trách.
Pacific Airlines sẽ chuyển đổi hệ thống đặt chỗ từ của Qantas sang Sabre - hệ thống Vietnam Airlines đang vận hành, để đồng bộ hoá mạng bay, các thủ tục đặt chỗ và tính năng dành cho khách hàng với Vietnam Airlines.
Bên cạnh việc đổi tên và hệ thống giữ chỗ, Vietnam Airlines cũng thông tin sẽ tiếp tục xem xét, cân nhắc kế hoạch và lộ trình tái cấu trúc Jetstar, cũng như thực hiện các thay đổi cần thiết liên quan đến cơ cấu cổ phần.
Ông Trịnh Hồng Quang - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines, kiêm Chủ tịch Jetstar Pacific cũng đã có những chia sẻ ban đầu về kế hoạch tái cơ cấu Jetstar Pacific. Ông cho rằng hãng bay này thành lập từ rất lâu nhưng không bứt phá lên được.
Theo ông Quang, ở trên thế giới giai đoạn năm 2009 – 2019, hàng không giá rẻ (low-cost) phát triển một cách rất ngoạn mục, chiếm khoảng 30-40% thị phần. Năm 2019, tổng số lượng khách của hàng không Việt Nam khoảng 72 triệu lượt, low-cost cũng đóng góp khoảng 36 triệu khách.
"Jetstar hiện nay rất bé so với quy mô chúng tôi cần với một hãng low-cost. Đội bay của Jetstar hiện chỉ khoảng 18 chiếc", ông Quang thừa nhận.
Đồng thời, theo ông Quang, trong HĐQT của Jetstar có Qantas là công ty tư nhân, Vietnam Airlines là doanh nghiệp nhà nước nên văn hóa, quan điểm về cách làm việc khác nhau nên chưa tạo ra được một bước đột phá cho Jetstar.
Do nhận thấy những vấn đề này, Vietnam Airlines đang tiến hành thay đổi cơ cấu tổ chức, phương thức sản xuất kinh doanh của Jetstar.
Ông Quang cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tái cơ cấu Jetstar khi chỉ ra xu hướng các hãng bay trên toàn cầu đua thành lập công ty con để tham gia thị trường low-cost, tạo ra mạng lưới khai thác tất cả các phân khúc của thị trường.
Theo ông Quang, sau một thời gian cộng tác, cả Qantas và Vietnam Airlines nhận thấy việc tái cơ cấu cổ đông lúc này là thích hợp, một phần cũng vì Covid-19. Qantas sẵn sàng rút và để cho Vietnam Airlines giữ khoảng 98% cổ phần của Jetstar Pacific. Ông Quang khẳng định hãng bay giá rẻ này sẽ tồn tại và phát triển khi được Vietnam Airlines coi là mắt xích không thể thiếu trong tập đoàn.
Thời gian qua, với vai trò cổ đông lớn, Vietnam Airlines đã tham gia tái cơ cấu mạnh Jetstar Pacific trên định hướng "thương hiệu kép". Sau khi đổi tên thương hiệu, Vietnam Airlines và Pacific Airlines sẽ tiếp tục tạo ra chuỗi sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng từ phân khúc chi phí thấp đến cao cấp. Đồng thời, sự kết hợp này cho phép hai bên tận dụng lợi thế của nhau để mang đến cho khách hàng nhiều quyền lợi với mức giá hấp dẫn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao