Việt Nam cần thận trọng với rủi ro bên ngoài
Đà Nẵng: Tăng trưởng GRDP 6 tháng thấp xa 3 tháng đầu năm / Công bố kết luận thanh tra 4 doanh nghiệp bán bảo hiểm qua ngân hàng
Kinh tếViệt Namdự báo phục hồi trong nửa cuối năm
Kết thúc 6 tháng đầu năm nay, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 3,72%. Theo các tổ chức quốc tế, kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi ở nửa cuối năm. Sang năm 2024, dự báo tốc độ tăng trưởng sẽ trở lại mạnh mẽ.
Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, các hoạt động xuất khẩu, chế biến, chế tạo đang chậm lại do nhu cầu bên ngoài tiếp tục suy yếu. WB khuyến nghị Việt Nam cần tăng cường giám sát sự khác biệt trong các xu hướng thi hành chính sách tiền tệ để không tạo ra các áp lực với dòng vốn đầu tư và tỷ giá.
Theo ngân hàng Standard Chartered, lĩnh vực máy móc và thiết bị điện tử sẽ tiếp tục tăng trưởng, do Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến sản xuất và lắp ráp chính các sản phẩm điện và điện tử.
Các hoạt động xuất khẩu, chế biến, chế tạo đang chậm lại do nhu cầu bên ngoài tiếp tục suy yếu. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
Còn ngân hàng HSBC đã giảm nhẹ dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm nay từ 5,2% xuống 5%, sau khi xem xét mức độ suy giảm thương mại kéo dài và ảnh hưởng sâu rộng hơn kỳ vọng.
Thận trọng với các rủi ro bên ngoài
Còn theo đoàn công tác của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), sau các thảo luận song phương thường kỳ hàng năm với Việt Nam, kinh tế Việt Nam vẫn cho thấy sự tăng trưởng, nhưng đang chậm lại. Các tác động bên ngoài sẽ tác động mạnh đến phục hồi vào nửa cuối năm nay.
Trong ngắn hạn, cần cảnh giác khi rủi ro với nền kinh tế vẫn còn lớn nếu sức cầu bên ngoài tiếp tục yếu hoặc đầu tư vẫn kém.
Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn Giám sát kinh tế vĩ mô, tài chính và tiền tệ Việt Nam, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cho biết: "Việt Nam đang phải đối mặt với những cơn gió ngược từ biến động kinh tế toàn cầu do ảnh hưởng hậu COVID 19, bất ổn chính trị giữa các nước, cuộc đua tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương".
Theo ông Paulo Medas, chi phí đi vay của các doanh nghiệp, nhà đầu tư tăng, đắt đỏ hơn, do vậy dòng đầu tư chậm lại ở nhiều trung tâm sản xuất, trong đó có Việt Nam là dễ hiểu. "Với mức độ hội nhập sâu rộng của Việt Nam, các bạn khó có thể tránh khỏi sự thay đổi về cung cầu thị trường ở các quốc gia đối tác thương mại lớn", ông Paulo Medas cho biết thêm.
"Qua chuyến công tác lần này, chúng tôi đánh giá cao sự kiên định và linh hoạt trong điều hành kinh tế vĩ mô thông qua các chính sách tiền tệ và tài khóa. Việc cắt giảm lãi suất tới 4 lần giúp hỗ trợ cho nhu cầu tín dụng, hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Kết hợp với chính sách tài khóa, giảm thuế VAT, tăng lương cơ bản, phúc lợi xã hội, tăng đầu tư công. Việc cắt giảm các loại thuế sẽ giúp thúc đẩy cầu trong nước.
Như vậy, các động lực tăng trưởng gồm xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng sẽ được hỗ trợ rất nhiều ngay từ quý III tới đây. Cũng cần lưu ý về rủi ro nợ xấu, sự an toàn, tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng sẽ gia tăng, vì vậy cần tiếp tục ưu tiên chính sách tài khóa trong việc hỗ trợ nền kinh tế", ông Paulo Medas nhận định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh