Việt Nam - Hàn Quốc hợp tác đầu tư và nâng cao chuỗi giá trị nông sản
Thúc đẩy vai trò của lực lượng phi chính thức trong quản lý chất thải / Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương giữ chức Quyền Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Việt Nam và Hàn Quốc đều có tiềm năng và lợi thế hợp tác phát triển nông nghiệp. Hàn Quốc là nước có nền nông nghiệp hiện đại, giống cây trồng phong phú. Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới với nhiều sản phẩm nổi bật như: gạo, rau và trái cây, thủy sản, cây công nghiệp...
Hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu tập trung vào chuyển giao công nghệ về phát triển cây nhiên liệu sinh học, các giống rau cao cấp, công nghệ sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu, sản xuất thực phẩm an toàn, phát triển cây ăn quả ôn đới, phát triển khuyến nông, ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp; thúc đẩy thương mại nông sản có thế mạnh của hai nước.
"Hàn Quốc có nhiều lợi thế trong áp dụng công nghệ cao trong sản xuất và chế biến nông sản mà Việt Nam rất muốn hợp tác trong thời gian tới", Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho hay.
Ông Chang Won Sam, Chủ tịch Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc cho biết, KOICA xác định lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực hợp tác trọng điểm giữa hai quốc gia và tiếp tục hỗ trợ có hệ thống theo chiến lược chung và dài hạn.
Theo ông Chang Won Sam, với nỗ lực mang lại cuộc sống ổn định và thịnh vượng cho người dân, KOICA đang hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất, năng lực tính thị trường trong nông lâm thủy sản, phát triển nông thôn bền vững, xây dựng mạng lưới sản xuất nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
KOICA sẽ tiếp tục hỗ trợ phát triển nông nghiệp Việt Nam thông qua nhiều dự án như: cải thiện chuỗi giá trị, đẩy mạnh liên kết thị trường, tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu.
"Từ khóa hợp tác thời gian tới là: số hóa, biến đổi khí hậu, đổi mới cải tiến, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Qua đó, giúp nâng cao thu nhập cho nông dân Việt Nam, đảm bảo tính phát triển bền vững", ông Chang Won Sam nhấn mạnh.
Tại hội thảo, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng cảm ơn Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc đã quan tâm, hỗ trợ "Xây dựng Tầm nhìn hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2024-2030".
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, báo cáo rất quan trọng và thiết thực, qua đó xác định các lĩnh vực hợp tác tiềm năng phát huy tối đa lợi thế so sánh của hai quốc gia, đa dạng hóa các loại hình hợp tác, đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.
Hoạt động này được kỳ vọng sẽ góp phẩn đẩy mạnh tăng trưởng ngành nông nghiệp Việt Nam một cách bền vững; thúc đẩy hợp tác đầu tư - thương mại giữa Việt Nam - Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hướng bền vững và bao trùm; tăng cường cơ cấu hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho hay.
Thông tin về hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc, ông Nguyễn Anh Phong, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho biết, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu quan trọng các mặt hàng nông sản Việt Nam. Giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam sang thị trường này tăng gấp 3 lần từ năm 2010 đến năm 2023. Hiện Hàn Quốc là thị trường lớn thứ 4 của nông lâm thủy sản Việt Nam.
Kể từ khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam sang Hàn Quốc tăng mạnh, trung bình đạt trên 2 tỷ USD/năm trong giai đoạn 2016-2023.
Trong khi đó, Việt Nam cũng là thị trường lớn thứ 4 của Hàn Quốc về xuất khẩu nông lâm thủy sản. Từ khi có Hiệp định VKFTA, xuất khẩu nông lâm thủy sản Hàn Quốc sang Việt Nam tăng trung bình 6,2%/năm.
Về đầu tư, mặc dù Hàn Quốc đứng đầu về vốn FDI vào Việt Nam, song FDI Hàn Quốc vào ngành nông nghiệp Việt Nam mới chỉ chiếm 0,17% tổng vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam. Các đầu tư tập trung chủ yếu ở một số địa phương có điều kiện thuận lợi về khí hậu, đất đai, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, vùng nguyên liệu và chính sách ưu đãi đầu tư. Đến năm 2022, có 39 dự án còn hiệu lực.
Về vốn ODA, Hàn Quốc là đối tác hỗ trợ lớn thứ hai cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Vốn ODA của Hàn Quốc đã góp phần phát triển nông nghiệp Việt Nam thông qua nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm các loại cây trồng, vật nuôi và thủy sản. Tuy nhiên, vốn ODA của Hàn Quốc cho nông nghiệp Việt Nam cũng chỉ chiếm 3,36% tổng ODA của Hàn Quốc cho Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh