Tin tức - Sự kiện

Việt Nam - Mông Cổ: Thúc đẩy hợp tác du lịch làm tiên phong

DNVN - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) Trần Thanh Nam cho biết Bộ sẽ kiến nghị Bộ Lao động và Bảo trợ Xã hội Mông Cổ thúc đẩy hợp tác du lịch, đưa lĩnh vực này lên làm tiên phong, để kích thích, thúc đẩy các lĩnh vực khác.

Lục quân Mông Cổ - Đội quân tinh nhuệ đáng sợ nhất lịch sử cổ đại / Top 6 địa điểm tham quan hấp dẫn du khách ở Mông Cổ

Sáng 23/6, Đoàn công tác Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Trần Thanh Nam dẫn đầu làm việc với Bộ Lao động và Bảo trợ Xã hội Mông Cổ. Tại buổi gặp, lãnh đạo Bộ NN-PTNT nhấn mạnh vào mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước lên 100 triệu USD - điều này đã được đề cập tại Kỳ họp thứ 17 của Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam - Mông Cổ.

"Hai nước có nhiều lĩnh vực tiềm năng, lợi thể để thúc đẩy hợp tác như nông nghiệp, chuyển đổi số, năng lượng... Nhân đây, chúng tôi muốn tìm hiểu thêm về tiềm năng, cơ hội để thúc đẩy hợp tác giữa hai bên", Thứ trưởng Trần Thanh Nam nói.

Với tư cách “tiền trạm” cho Đoàn công tác của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan (dự kiến sang Mông Cổ dự Kỳ họp thứ 18 Ủy ban Liên chính phủ vào ngày 8/8), Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề xuất hai bên sẽ tham mưu, kiến nghị Chính phủ hai nước đẩy mạnh hợp tác trong 4 lĩnh vực.

Bao gồm, thúc đẩy du lịch, đưa lĩnh vực này lên làm tiên phong, để kích thích, thúc đẩy các lĩnh vực khác.

Thúc đẩy du lịch làm tiên phong cho hợp tác Việt Nam-Mông Cổ.

Quan tâm hơn nữa đến vận chuyển hàng không, vốn đã được khởi động bằng chuyến bay thẳng từ tháng 3/2022 và hiện có nhiều tín hiệu tốt khi lượng khách du lịch đăng ký tăng đều đặn.

Mông Cổ tạo điều kiện tiếp nhận và làm việc cho cộng đồng lao động của Việt Nam tại nước bạn; triển khai tiếp Bản Ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam với Bộ Lao động và Bảo trợ xã hội Mông Cổ.

Đồng thời, tăng cường trao đổi thương mại các sản phẩm nông nghiệp. Cụ thể, phát triển dự án trồng lúa và chăn nuôi dê; mở cửa thị trường cho các sản phẩm thịt đông lạnh từ Mông Cổ sang Việt Nam và các sản phẩm rau củ quả, thủy sản từ Việt Nam sang Mông Cổ.

Bà Ariunzaya- Bộ trưởng Bộ Lao động và Bảo trợ Xã hội Mông Cổ đánh giá cao sự quan tâm của phía Việt Nam, đặc biệt là khối doanh nghiệp khi vừa tổ chức thành công diễn đàn hôm 22/6. Kỳ họp thứ 17 của Ủy ban Liên chính phủ hai nước đã đề ra nhiều nội dung nhưng chưa có điều kiện triển khai đầy đủ do tác động của COVID-19.

Theo bà Ariunzaya, Mông Cổ hiện có năng lực chế biến khoảng 20 triệu gia súc mỗi năm. Tuy nhiên, việc tổ chức sản xuất còn hạn chế bởi hình thức nuôi chủ yếu là chăn thả tự do. Quốc gia Trung Á hiện sở hữu khoảng 30 triệu cừu, 30 triệu dê, 4 triệu bò, 4 triệu ngựa, 2 triệu lạc đà.

"Chúng tôi đề nghị phía Việt Nam tạo điều kiện, mở rộng thị trường hơn nữa để các sản phẩm như thịt gia súc đông lạnh của Mông Cổ được tiếp cận thị trường 100 triệu dân", bà Ariunzaya chia sẻ.

Hà Anh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm