Việt Nam trở thành đối tác quan trọng của Nhật Bản
Từ 1/7/2024, các khoản phụ cấp nào vẫn áp dụng với công chức, viên chức? / Việt Nam - Điểm đến đầu tư nước ngoài
Ảnh minh họa
Hội nghị xúc tiến đầu tư "Việt Nam– Điểm đến đầu tư" là sự kiện tiếp nối thành công của Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc và nằm trong chương trình công tác xúc tiến đầu tư tài chính của Đoàn công tác của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Hội nghị đã thu hút hơn 200 đại biểu đến từ các doanh nghiệp hàng đầu củaNhật Bảnvà Việt Nam là các định chế tài chính, ngân hàng, tập đoàn bảo hiểm nhân thọ, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán và các tập đoàn, doanh nghiệp của hai nước tham dự.
Sau hơn 50 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, năm nay là năm đầu tiên Việt Nam và Nhật Bản triển khai thực hiện quan hệ "Đối tác Chiến lược Toàn diện vì Hòa bình và Thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới" vừa được nâng cấp kể từ tháng 11/2023. Nhật Bản trở thành đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và Việt Nam cũng đã trở thành đối tác quan trọng của Nhật Bản tại Đông Nam Á.
Bộ Tài chính đã giới thiệu đến các nhà đầu tư Nhật Bản về sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam
Tại Hội nghị, Bộ Tài chính đã giới thiệu đến các nhà đầu tư Nhật Bản về sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trong năm 2023, mặc dù chịu nhiều thách thức, khó khăn từ bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước, với sự hỗ trợ từ nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định và sự chỉ đạo, điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, cùng sự phối hợp chặc chẽ của bộ, ngành và các đơn vị liên quan; thị trường chứng khoán Việt Nam phục hồi tốt, cấu trúc thị trường ngày càng được hoàn thiện, đạt được nhiều kết quả đạt quan trọng ở nhiều khía cạnh.
Thị trường Chứng khoán Việt Nam tiếp tục là điểm sáng thu hút nhà đầu tư tư trong và ngoài nước, là kênh dẫn vốn hiệu quả và quan trọng cho nền kinh tế. Nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi là một trong những mục tiêu lớn mà Chính phủ Việt Nam đang hướng tới.
Tại kỳ đánh giá vào tháng 9/2023, FTSE Russel tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách theo dõi nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi thứ cấp và ghi nhận việc tái khẳng định cam kết của các Lãnh đạo cấp cao của các cơ quan quản lý thị trường Chứng khoán Việt Nam trong việc nâng hạng thị trường chứng khoán.
Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã triển khai nhiều hoạt động nhằm hợp tác sâu sắc và toàn diện với các đối tác nước ngoài, trao đổi thông tin với các bên liên quan nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tháo gỡ những vướng mặc khi đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chia sẻ những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sẽ triển khai để tạo dựng cơ sở cho sự phát triển thị trường chứng khoán trong trung và dài hạn, Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định sẽ quyết liệt triển khai các giải pháp phát triển thị trường, hoàn thiện khung khổ pháp lý; chuyển đổi số mạnh mẽ trong lĩnh vực chứng khoán; phối hợp với các bộ, ngành liên quan tháo gỡ những khó khăn cho danh nghiệp; tập trung thanh tra, kiểm tra đảm bảo thị trường chứng khoán an toàn, minh bạch. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế, triển khai các giải pháp thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài, hướng tới nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.
Về phía các doanh nghiệp Nhật Bản, ông Takafumi Oue, trưởng văn phòng đại diện Công ty chứng khoán Daiwa tại Việt Nam đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam được các nhà đầu tư Nhật Bản chào đón và khẳng định thời gian tới Daiwa sẽ mở rộng hoạt động tại Việt Nam, tạo cơ hội cho các nhà doanh nghiệp Nhật Bản tham gia đầu tư vào Việt Nam.
Trong phiên đối thoại chính sách tại hội nghị, các nhà đầu tư Nhật Bản thể hiện sự quan tâm đối với cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam và có nhiều câu hỏi đối với các chính sách phát triển thị trường chứng khoán, nâng hạng thị trường - thu hút các dòng vốn mới...
End of content
Không có tin nào tiếp theo