Tin tức - Sự kiện

Virus SARS-CoV-2 có lây qua thực phẩm, hàng hóa không?

DNVN - Mấy ngày vừa qua, trên báo chí cũng như trên mạng xã hội có một số ý kiến băn khoăn liệu Virus SARS-CoV-2 có lây qua đường thực phẩm, hàng hoá không. GS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã giải đáp băn khoăn này.

Thông điệp phòng, chống Covid-19 qua bộ ảnh đẹp về con người và văn hóa Việt Nam / Hải Phòng phong tỏa bệnh viện, giãn cách xã hội sau khi 1 nhân viên y tế mắc Covid-19

Theo GS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, virus SARS-CoV-2 phát tán lây nhiễm từ người sang người thông qua tiếp xúc gần và đường giọt bắn. Giống như các virus Corona khác, virus SARS-CoV-2 có thể sống trên bề mặt khác nhau, tại mọi nơi từ vài giờ đến vài ngày.

Dư luận băn khoăn liệu Virus SARS-CoV-2 có lây qua đường thực phẩm, hàng hoá hay không. (Ảnh: Zing)
"Hiện tại chưa có thông tin về virus có thể sống bao lâu trên thực phẩm và FDA thông báo chưa có thông tin về khả năng virus SARS-CoV-2 có thể lây lan qua thực phẩm tươi hoặc thực phẩm đóng gói", GS.TS Lê Thị Quỳnh Mai cho biết.
Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết thêm, nếu bạn băn khoăn về khả năng nhiễm Virus SARS-CoV-2 qua thực phẩm thì hãy thực hiện các hướng dẫn về vệ sinh, rửa tay sau khi cầm nắm thực phẩm, rau củ quả bằng xà phòng, đeo khẩu trang khi đi chợ, làm sạch các dụng cụ đựng thực phẩm, rau quả thường xuyên.
Để chủ động phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện Thông điệp 5K gồm: Khẩu trang- Khử khuẩn-Khoảng cách-Không tụ tập-Khai báo y tế.
Theo thống kê của tỉnh Hải Dương, hiện nay rau, màu vụ đông của tỉnh đang vào mùa thu hoạch rộ với sản lượng còn lại khoảng 90.000 tấn hành, tỏi, cà rốt, rau ăn lá; trong đó cà rốt còn 30.000 tấn đã đến kỳ thu hoạch và 10.000 tấn đang được bảo quản trong kho mát (tương đương với khoảng gần 1.500 container loại 40 Feet); 5.500 tấn rau đến kỳ thu hoạch và 3.000 tấn đang bảo quản trong kho mát; 1.000 tấn lợn sữa và rau chế biến bảo quản trong kho cấp đông. Theo kế hoạch, 80% lượng nông sản sẽ xuất khẩu qua cảng Hải Phòng từ nay đến cuối tháng 2/2021 đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan...theo hợp đồng mà các doanh nghiệp đã ký kết với đối tác nước ngoài và đặt lịch tàu biển.
Lãnh đạo tỉnh Hải Dương cho rằng, việc không thực hiện và giao hàng không đúng hợp đồng xuất khẩu đã ký kết không những gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nông dân và doanh nghiệp mà còn làm mất uy tín đối với hàng nông sản của Việt Nam.
Trước tình hình này, Bộ Công Thương đã vào cuộc nhằm nỗ lực tháo gỡ khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản của Hải Dương. Theo đó, Bộ Công Thương đã làm việc với các nhà tiêu thụ lớn, họ đã sẵn sàng, nhưng hiện đang gặp khó khăn trong khâu tổ chức lưu chuyển.
Trong khi đó, cộng đồng mạng cùng nhiều tổ chức từ thiện và cá nhân đã chung tay "giải cứu" nông sản cho tỉnh Hải Dương, qua đó tiêu thụ được số lượng lớn nông sản tồn đọng của tỉnh này.

Thu An
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm