Vướng mắc trong giải ngân đầu tư công
Dự án Đường giao thông liên kết phát triển kinh tế xã hội phía Đông tỉnh Hà Giang lẽ ra phải xây dựng và giải ngân xong từ năm 2017, 2018. Tuy nhiên, 2 năm trôi qua, dự án đến nay mới giải ngân được 60%. Đại diện dự án cho biết, vướng mắc là do thời gian từ lập dự án đến thực hiện kéo dài.
Còn tại Bình Vàng - khu công nghiệp duy nhất của tỉnh Hà Giang, dự án đầu tư hạ tầng tại đây có tổng vốn đầu tư 330 tỷ đồng nhưng đến nay vẫn giải ngân dở dang. Dự án đang phải kiểm tra, khắc phục sai sót theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước. Theo Ban Quản lý, hiện dự án phải thu hồi nộp ngân sách hơn 5 tỷ đồng theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, do sự sai khác giữa sổ sách và việc thi công thực tế.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Giang, năm 2019, tỉnh được phân bổ hơn 3.500 tỷ đồng, chủ yếu là ngân sách Trung ương. Nhưng tính đến hết tháng 9 năm nay, giải ngân vốn mới đạt khoảng 46%. Đại diện Sở này cho biết, ngoài nguyên nhân khách quan như vướng mắc về thủ tục giải phóng mặt bằng, thủ tục giải ngân, thì còn do tâm lý "ngại trách nhiệm" của một số chủ đầu tư dự án.
Các chuyên gia cho rằng, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công là vấn đề cấp bách tuy nhiên, việc giải ngân cũng cần gắn với hiệu quả. Ví dụ như tại Khu Công nghiệp Bình Vàng, tỉnh Hà Giang, hàng trăm tỷ đồng vốn Nhà nước dù đã được giải ngân nhưng mới chỉ có vỏn vẻn 4 công ty đang hoạt động sản xuất tại đây. Một diện tích không nhỏ của khu công nghiệp còn đang bỏ hoang để cỏ mọc, thậm chí bị người dân lấn chiếm lại để trồng ngô từ năm này qua năm khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng mời nghệ nhân Đinh Văn Tâm làm linh vật Tết Ất Tỵ 2025
Đà Nẵng giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 vượt chỉ tiêu
Chi gần 10.000 tỷ đồng bảo đảm an sinh xã hội dịp Tết
Cục CSGT nói gì về việc trả tiền tin báo vi phạm giao thông trên VNeTraffic?
Nhiều giải pháp để đạt tốc độ tăng trưởng 8% năm 2025
Dự báo lạm phát năm 2025 sẽ được kiểm soát ở mức từ 3 - 4,5%