Nhà sưu tập Nhật Bản hiến tặng Đà Nẵng 238 bức tranh của các danh họa Việt Nam
'Ngọn hải đăng' hay khách sạn trá hình ? / Đà Nẵng: Cải tạo, điều chỉnh giao thông đường Ngô Quyền – Ngũ Hành Sơn nối cảng Tiên Sa
Bà Nguyễn Thị Trinh, Phó Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng cho hay, trong quá trình vận động, được sự hỗ trợ của các cơ quan đối ngoại, năm 2020 TP Đà Nẵng được Nhà sưu tập tranh Toyokichi Itoh, đại diện Công ty Sun Lease Co.,Ltd (Nhật Bản) hiến tặng 238 tác phẩm và cho mượn dài hạn 49 tác phẩm của các tác giả Việt Nam rất có giá trị, được ông sưu tầm trong nhiều năm sau chuyến thăm Việt Nam đầu tiên vào năm 1986, đặt tên là bộ sưu tập tranh “Houei”.
Lễ giao nhận Bộ sưu tập tranh “Houei” được ông Toyokichi Itoh hiến tặng và cho TP Đà Nẵng mượn dài hạn.
Được UBND TP và Sở Văn hóa – Thể thao Đà Nẵng giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản và phát huy giá trị của bộ sưu tập này, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức Không gian trưng bày nhằm lần lượt lựa chọn đưa ra trưng bày, giới thiệu đến công chúng bộ sưu tập nói trên; tăng cường tình hữu nghị; tri ân đóng góp của Nhà sưu tập Toyokichi Itoh và chào mừng Kỷ niệm 46 năm ngày giải phóng TP Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2021).
Trong lễ khai trương không gian trưng bày bộ sưu tập tranh “Houei” tổ chức chiều 29/3, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tuyển chọn, giới thiệu 22 tác phẩm tiêu biểu với nội dung, chất liệu và hình thức thể hiện phong phú, đa dạng gồm nhiều thể loại như tranh phong cảnh, chân dung, tĩnh vật…; nhiều thể loại như tranh phong cảnh, chân dung, tĩnh vật…
Nhà sưu tập tranh Toyokichi Itoh (Nhật Bản).
Ngoài 02 tác phẩm chưa rõ năm sáng tác, những bức tranh còn lại ra đời trong khoảng thời gian từ năm 1944 đến 1993. Các tác phẩm tiêu biểu khác của bộ sưu tập cũng sẽ lần lượt được Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng lựa chọn giới thiệu tại không gian trưng bày này đê phục vụ đông đảo công chúng thưởng lãm.
Theo Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng, ông Toyokichi Itoh sinh năm 1941, tại khu phố Asakusa, thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Trong những năm chiến tranh thế giới thứ II, gia đình ông sơ tán về vùng nông thôn. Cuối năm 1986, ông đến Việt Nam và rất ấn tượng khi chiêm ngưỡng các bức tranh được trưng bày trong các bảo tàng tại Hà Nội, bởi chúng gợi lại trong ông nhiều ký ức thời niên thiếu.
Tác phẩm tranh lụa "Chợ quê" của Duy Vũ trong bộ sưu tập tranh “Houei” được ông Toyokichi Itoh hiến tặng và cho TP Đà Nẵng mượn dài hạn.
Từ năm 2005, Nhà sưu tập Toyokichi Itoh đã tổ chức nhiều buổi triển lãm tại các bảo tàng công trong và ngoài Nhật Bản với ước mong thông qua các tác phẩm quý giá này, lưu truyền những giá trị phong phú về lịch sử và văn hóa Việt Nam tới người dân nhiều nơi trên thế giới.
Với tâm nguyện giữ trọn vẹn và đưa cácg tác phẩm mỹ thuật này về lại với quê hương Việt Nam và mong muốn cho sự giao lưu văn hóa giữa hai đất nước ngày càng trở nên phong phú, đóng góp vào hòa bình thế giới, năm 2020, ông Toyokichi Itoh đã tặng 238 tác phẩm và cho mượn 49 tác phẩm thuộc bộ sưu tập “Houei” cho TP Đà Nẵng.
Hàng loạt sự kiện văn hóa, lễ hội nhân kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng TP Đà Nẵng Ngày 24/3, Sở Văn hóa – Thể thao Đà Nẵng cho hay, hàng loạt sự kiện kinh tế, văn hóa, lễ hội sẽ diễn ra trên địa bàn trong tuần lễ cuối của tháng 3/2021, nhân kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng TP Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2021) Theo đó, ngày 26/3, UBND quận Ngũ Hành Sơn chủ trì tổ chức Lễ đón nhận bằng Di sản Văn hóa Phi vật thể quốc gia Lễ hội Quán Thế Âm kết hợp với đón nhận đơn vị hành chính cấp quận loại 1 của quận Ngũ Hành Sơn. Buổi lễ được tổ chức tại Trung tâm Hành chính quận Ngũ Hành Sơn. Ngày 27/3, UBND quận Liên Chiểu chủ trì tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích cấp TP đối với Cụm di tích lịch sử Nam Ô. Tối cùng ngày, Sở Văn hóa – Thể thao Đà Nẵng tổ chức chương trình Âm nhạc đường phố (phía Nam bờ Tây cầu Rồng), Vũ hội đường phố (đường Trần Hưng Đạo, bờ Đông sông Hàn). Nhóm nghệ sĩ Tự Nguyện cũng tổ chức chương trình Âm nhạc đường phố ở phía Bắc bờ Tây cầu Rồng. Ngày 29/3 sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật “Khát vọng Đà Nẵng” do Nhà hát Trưng Vương thực hiện tại vòng bán nguyệt đường Bạch Đằng nối dài (đoạn giao giữa đường Bạch Đằng nối dài và đường Bình Minh ở bờ Tây sông Hàn). |
End of content
Không có tin nào tiếp theo