Xã hội

Tái cơ cấu ngành du lịch, Vĩnh Long sẽ đầu tư hoàn thiện 4 thế mạnh để tạo sức hút

DNVN - Tỉnh sẽ đầu tư và kêu gọi đầu tư với nguồn vốn khoảng 4000 tỷ đồng, chủ yếu tập trung vào 2 dự án trọng điểm là Đề án Di sản đương đại Mang Thít và Bảo tàng Nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Kiên Giang: Tạm dừng các phương tiện vận tải hành khách từ đất liền ra các đảo và ngược lại / Phú Quốc: Hỗ trợ khách du lịch mắc kẹt lại đảo do ảnh hưởng thời tiết

Trong Đề án cơ cấu lại ngành du lịch tỉnh Vĩnh Long đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế quan trọng đến năm 2025 ban hành vào ngày 26/9, ngành du lịch tỉnh phấn đấu đóng góp khoảng 3% GRDP của tỉnh, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển – kinh tế xã hội của địa phương.

Theo đó, ngành du lịch được phát triển theo hướng bền vững, phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế, khắc phục những hạn chế, tồn tại, bảo đảm xu hướng hội nhập, phù hợp với quy hoạch chung, tổng thể phát triển du lịch của khu vực và du lịch cả nước trong thời gian tới

Xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, có thương hiệu và tính cạnh tranh cao; chú trọng đầu tư các công trình trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển du lịch; tăng cường liên kết tạo ra chuỗi giá trị du lịch.

Phát huy vai trò doanh nghiệp, sự tham gia tích cực của cộng đồng trong đầu tư, phát triển ngành du lịch.

Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh đầu tư hoàn thiện 4 sản phẩm du lich đặc thù, đẩy mạnh liên kết vùng và cả nước để thu hút khách du lịch quốc tế và nội địa

Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh đầu tư hoàn thiện 4 sản phẩm du lịch đặc thù, đẩy mạnh liên kết vùng và cả nước để thu hút khách du lịch quốc tế và nội địa

Để đạt được những mục tiêu đề ra theo kế hoạch, Vĩnh Long sẽ tiến hành cơ cấu lại thị trường khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa. Với khách du lịch quốc tế tăng tỷ lệ khách du lịch đến từ các thị truyền thống như Châu Âu, Bắc Mỹ. Trong đó, tăng cường thu hút khách du lịch có khả năng khai thác cao hơn như Mỹ, Úc, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc… chú trọng khai thác khách du lịch đến từ các thị tiềm năng trong khối các nước ASEAN, ưu tiên thị trường Thái Lan, Singapore, Lào, Campuchia..

Với khách du lịch nội địa ngoài khách du lịch truyền thống tham quan du lịch sinh thái sông nước trong hành trình tour Bắc – Nam, tour xuất phát từ TP Hồ Chí Minh, các tour trong chuỗi liên kết du lịch giữa TP Hồ Chí Minh với 13 tỉnh, thành ĐBSCL, thu hút lượt khách và dịch vụ hỗ trợ để tăng thời gian lưu trú …

Cùng với đó, tỉnh sẽ tổ chức lại không gian phát triển du lịch theo 4 cụm du lịch chính gắn với các sản phẩm du lịch đặc thù như tham quan các di tích lịch sử, văn hóa và lễ hội, vui chơi giải trí, nghề truyền thống; sản phẩm du lịch homestay, du lịch cộng đồng, trải nghiệm tham quan vườn trái cây, nghe đờn ca tài tử; tập trung đào tạo nhân lực và giáo dục cộng đồng; xây dựng và hoàn thiện 4 sản phẩm du lịch là thế mạnh của tỉnh như du lịch homestay nghỉ dưỡng, tạo dựng thương hiệu “Đệ nhất homestay”, du lịch văn hóa, lễ hội, du lịch nông nghiệp, du lịch làng nghề gạch gốm; xây dựng và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch ; phát triển mạng lưới cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch; đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, đẩy mạnh công tác truyền thông quảng bá du lịch.



Hòa Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm