Xuất khẩu lao động cần chiến lược mới
Xuất khẩu năm 2022 có thể đạt hơn 390 tỷ USD / Tái cơ cấu các dự án yếu kém ngành công thương
Sự chuyển biến của những làng quê
Ngày 25/8 đã diễn ra Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 16 của Ban Bí thư khóa XI "về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài".
10 năm qua, hơn 1 triệu lao động được đưa đi làm việc tại nước ngoài theo các hiệp định ký giữa Việt Nam và các nước, đã mang về gần 4 tỷ USD mỗi năm.
Chính vì xác định đây là một trong những giải pháp tạo việc làm cho người lao động và giúp họ thoát nghèo nhanh, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo hành lang pháp lý thuận lợi. Trước hết cần phải khẳng định rằng bộ mặt nhiều làng quê đã thay đổi nhờ những chương trình chính thức đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Bộ mặt nhiều làng quê đã thay đổi nhờ những chương trình chính thức đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí.
Xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa có hơn 400 lao động đang làm việc tại nước ngoài. Số tiền mỗi tháng những lao động này gửi về ít nhất là 2 tỷ đồng khiến bộ mặt làng quê thay đổi rất nhiều so với trước.
Tại Thanh Hóa có những làng nhà nào cũng có người đi làm việc ở nước ngoài, chủ yếu là Nhật Bản và Hàn Quốc. Những lao động này khi trở về đều có cuộc sống tốt hơn, kinh tế được cải thiện rõ rệt.
Nhưng điều quan trọng hơn cả với nhiều địa phương là khi kết thúc lao động ở nước ngoài, có một số ít lao động Việt Nam đã tiếp tục giữ được nghề.
Anh Thiện - Đông Minh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa - đã có 3 năm làm việc tại Nhật với công việc trang trí nội thất. Trở về quê, vẫn tiếp tục theo nghề, anh đã có vốn để mở xưởng riêng.
Với anh Hiền - xã Cẩm Tâm, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa - những kiến thức học được đi làm nông nghiệp ở Đài Loan được anh Hiền áp dụng vào 1,3 ha vườn nhà. Với kỹ thuật tưới nhỏ giọt học từ nước bạn, anh đã làm cho vùng đất khô cằn này trồng được các loại quả có múi với năng suất cao và chất lượng tốt.
Học tập nâng cao tay nghề, tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại để thoát nghèo bền vững. Đây chính là sự thay đổi cả về chất và lượng của công tác lao động nước ngoài mà Việt Nam cần hướng tới.
Đi làm việc ở nước ngoài để học tập và nâng cao trình độ
10 năm trước, đưa người đi làm việc ở nước ngoài với mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Còn hiện nay, khi mà trong nước còn thiếu lao động cần xác định mục đích là đưa người đi làm việc để nâng cao tay nghề, quay về làm việc trong các nhà máy lớn.
Bản thân các nước tiếp nhận lao động Việt Nam cũng có lợi ích khi giúp Việt Nam đào tạo lao động có tay nghề.
Học viên tại một lớp học nghề ô tô.
Một lớp học nghề ô tô cho hay, 100 học viên tại lớp sau khi ra trường sẽ được đối tác đón sang Nhật làm việc tại nhà máy của tập đoàn Mitsubisi, hoặc Toyota với thời hạn làm việc 5 năm. Mức lương của các lao động đã qua đào tạo nghề này ở Nhật cao hơn lao động phổ thông rất nhiều, khởi điểm gần 30 triệu đồng chưa kể tăng ca.
Những lao động lành nghề này khi trở về nước thường được các công ty tuyển dụng săn đón vì ngoài tay nghề đã được rèn luyện, họ còn quen với tác phong công nghiệp.
"Chúng tôi nhận thấy khi tuyển người lao động có tay nghề sẽ giúp công ty giảm chi phí và thời gian đào tạo, nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu phát sinh lỗi và sai phạm nên tiết kiệm rất nhiều chi phí. Các doanh nghiệp Nhật Bản sẵn sàng dành phần chi phí tiết kiệm này hỗ trợ người lao động trong đào tạo nghề trước khi sang Nhật. Điều này giúp người lao động khi tham gia chương trình làm việc tai nước ngoài giảm áp lực tài chính ban đầu, tạo tâm lý yên tâm làm việc", ông Ken Arai - Giám đốc điều hành Công ty Hải Phong cho hay.
Các nhà tuyển dụng Nhật Bản sẵn sàng cho học viên vay tiền ăn học không tính lãi, rõ ràng họ đã nhìn thấy lợi ích nhất định.
Những lao động đi làm việc ở nước ngoài khi trở về sẽ là bộ phận quan trọng trong các nhà máy hiện đại và góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để làm được điều đó cần đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, chú trọng tuyển chọn, đào tạo nghề gắn với nhu cầu của nước tiếp nhận và có tính đến khả năng hòa nhập bổ sung nguồn nhân lực thị trường lao động trong nước khi lao động trở về nước.
Các chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài về nước đúng hạn cần cụ thể, thực chất hơn để lao động Việt Nam thực sự là nguồn lao động có uy tín với mọi thị trường thế giới.
Chương trình Vấn đề hôm nay với sự tham gia của ông Đoàn Ngọc Xuân - Vụ trưởng Vụ Xã hội, Ban Kinh tế Trung ương - đã có những phân tích, bình luận xung quanh các vấn đề trên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thụy Sĩ tham dự Hội nghị WEF Davos lần thứ 55
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi