Khám phá

Tình báo Anh, Mỹ dùng mạng xã hội để "moi tin" và "tuyên truyền"

Các cơ quan tình báo của Mỹ và Anh đang hy vọng sẽ thu lợi được từ các nền tảng truyền thông xã hội để phục vụ cho "công tác gián điệp" và "các mục tiêu chính trị" đen tối.

 Ngoài những nhận định trên, dựa trên những tài liệu được Snowden công bố với báo giới, tờ Nước Nga Ngày Nay (RT) còn cáo buộc tình báo Mỹ, Anh dùng các trang mạng xã hội lớn như Facebook, Twitter, YouTube... để kích động các cuộc biểu tình và chương trình giám sát công dân.

 
Theo Glenn Greenwald, một trong 4 nhà báo đã giúp đỡ Edward J. Snowden công bố các tài liệu mật của NSA (Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ), cơ quan tình báo phương Tây đã phát triển đội ngũ “dư luận viên” nhằm thực hiện các chương trình tuyên truyền cho chính phủ trên các mạng xã hội toàn cầu như Facebook, Twitter, YouTube và Flickr.
 
“Những ý tưởng lợi dụng mạng internet, đặc biệt là mạng xã hội để phổ biến quan điểm “thân phương Tây” cũng như truyền bá thông tin sai lệch đã xuất hiện nhiều lần trong các tài liệu của NSA đã được Edward Snowden công bố”, Greenwald viết trong một ấn phẩm điện tử nơi ông làm việc, tờ The Intercept.
 
Theo các báo cáo trước đây, năm 2012, các chuyên gia phân tích Anh cũng đã chỉ cho NSA cách để giám sát thời gian thực trên các mạng xã hội lớn như Facebook, Twitter và YouTube, đồng thời thu thập địa chỉ máy tính của hàng tỷ người dùng trên các trang này.
 
Mạng xã hội đang là
 
Các tài liệu mật được soạn thảo cho hội nghị tình báo thường niên của nhóm 5 nước đồng minh thân cận, bao gồm Mỹ, Anh, New Zealand, Úc và Canada, cũng tập trung vào bàn thảo để phát triển các phương pháp “hạ uy tín” chính phủ nước ngoài thông qua “các hoạt động tuyên truyền bí mật trên mạng xã hội”.
 
Các phương pháp chính được đưa ra bao gồm “tuyên truyền”, “lừa dối”, “tin nhắn hàng loạt” và những “câu chuyện kích động”, bài báo của Greenwald cho biết thêm.
 
Một tài liệu của Sở Chỉ huy Thông tin Chính phủ (GCHQ), cơ quan chuyên đảm trách việc nghe lén của tình báo Anh, bị rò rỉ với tên gọi “Tình báo học: Một loại tình báo dấu hiệu mới”, cũng vạch ra mục tiêu sử dụng các công cụ trực tuyến để gây ra “một điều gì đó” trong cả thế giới thực và ảo, bao gồm cả làm ảnh hưởng và gián đoạn thông tin của đối phương.
 
Và nếu còn ai tin rằng truyền thông chính thống vẫn duy trì được tính độc lập thì họ cần suy nghĩ lại. Các tài liệu bị rò rỉ cũng chỉ ra NBC, một cơ quan thông tấn phát thanh truyền hình hàng đầu của Mỹ, đã có những “nỗ lực để lựa chọn các nhà báo có thể sử dụng để truyền bá thông tin có lợi cho chính phủ”.
 
Minh chứng tiêu biểu cho việc dung mạng xã hội để “tấn công trộm” các nước gây “chướng tai gai mắt” là chương trình xây dựng mạng xã hội của Mỹ tại Cuba.
 
Tuần trước, hãng tin AP đã tiết lộ một dự án phát triển mạng xã hội của Mỹ tại Cuba có tên là The Bay of Tweets. Dự án trên được thiết lập bởi Cơ quan Phát triển Toàn cầu Mỹ (USAID) nhằm xây dựng một “mạng xã hội Twitter cho Cuba” – thứ giống như một trang kết nối cộng đồng nhằm thực hiện các “chiến dịch chia rẽ” giữa các thành viên trên trang mạng này.
 
Chương trình ZunZuneo (tiếng lóng Cuba thường gọi là “Tiếng hót chim ruồi”), đã “âm thầm hoạt động” như một nền tảng mạng xã hội hơn 2 năm, thu hút hơn 10.000 thành viên.
 
Những thành viên của trang này hầu hết là những người Cuba trẻ, chưa có ý niệm gì về các “sản phẩm nguy hiểm” của USAID, cũng như không ý thức được rằng các thông tin của họ một ngày nào đó có thể bị sử dụng cho các mục đích chính trị.
 
Năm 2011, một tài liệu hé lộ rằng USAID đã trả “hàng chục ngàn USD tiền phí dịch vụ tin nhắn cho công ty viễn thông độc quyền của Cuba thông qua một tài khoản ngân hàng bí mật”.
 
Bàn tay của USAID không chỉ dừng lại ở Cuba mà có thể vươn xa đến nhiều nước khác. Tháng 9/2012, Bộ Ngoại giao Nga đã từ chối cấp phép cho USAID được tiếp tục các hoạt động trên lãnh thổ Nga sau hơn 20 năm.
 
“Tính chất công việc của tổ chức này không phải lúc nào cũng phù hợp với những tuyên bố hợp tác nhân đạo song phương giữa Nga và Mỹ. Chúng tôi đang nói về những khoản tài trợ nhằm gây ra các ảnh hưởng chính trị trong nước Nga, bao gồm cả các cuộc bầu cử ở nhiều cấp độ khác nhau”, Bộ trưởng Ngoại giao Nga giải thích về quyết định của Nga.
 
Sự rò rỉ thông tin về chương trình “Twitter cho Cuba” ngay trong thời điểm nhạy cảm vì vấn đề Ukraine đã khiến cho phương Tây bị nghi ngờ nhiều hơn.
 
Mỹ và phương Tây đang phải nhận về nhiều ánh mắt dò xét, những cáo buộc trực tiếp hoặc bóng gió về việc đứng sau các cuộc khủng hoảng chính trị toàn cầu và bị lên án vì hỗ trợ cho các hoạt động bạo động chống chính phủ ở Ukraine.
 
USAID hoạt động ở Ukraine từ năm 1992, tuyên bố trên website rằng hoạt động của USAID nhằm “đồng hành để giúp Ukraine minh bạch và có trách nhiệm” với nhân dân hơn. Nhưng nếu USAID và phương Tây đứng sau các cuộc biểu tình ở Ukraine thì thành quả họ mang lại cho đất nước này, đến hiện tại, chỉ toàn là bạo loạn, chia rẽ, ly khai và mất mát.
 
Chưa ai biết, USAID với sự chống lưng của những tên tuổi lớn nhất trên internet sẽ làm những gì với các nước, nhưng với vết đen “Twitter cho Cuba”, cộng đồng các nước sẽ ngày càng giữ thái độ dè chừng với mạng lưới truyền thông xã hội của Mỹ.
Infonet
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo