Tốc độ Internet Việt Nam: Dậm chân vì thiếu nội dung?
Sau hơn 1 năm, tốc độ Internet vẫn ở mức 1,7 Mbps
Báo cáo tốc độ mạng Internet toàn cầu quý 2/2010 của Akamai, một mạng lưới chuyên cung cấp nội dung Internet ở Mỹ, cho biết tốc độ mạng Việt Nam lại đạt mức 1,7 Mbps, thấp hơn mức trung bình 1,8 Mbps của thế giới và đứng thứ 32/50 quốc gia được khảo sát.
Trong đó, so với 6 nước trong khu vực Đông Nam Á được khảo sát, Việt Nam đứng sau Thái Lan (2,9 Mbps), Singapore (3,1 Mbps) và trên Malaysia (1,19 Mbps), Philippine (0,9 Mbps), Indonesia (0,63 Mbps).
Cụ thể, Việt Nam có đến hơn 70% kết nối mạng có tốc độ từ 256 Kbps cho đến 2 Mbps và chỉ có khoảng hơn 2% kết nối tốc độ lớn hơn 5 Mbps.
Cũng theo Akamai, báo cáo tốc độ mạng Internet quý 4/2011 cho thấy, Việt Nam có tốc độ Internet bình quân là 1,664 Mbps, thấp hơn mức trung bình 2,3 Mbps của thế giới.
Trong đó, Việt Nam có 13% kết nối mạng có tốc độ nhỏ hơn 256 Kbps, 2% kết nối mạng tốc độ lớn hơn 5 Mbps. So với 11 nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng sau Thái Lan (3,054 Mbps), Malaysia (1,8 Mbps) và Singapore (4,6 Mbps).
Khảo sát của Akamai không nhằm tìm ra kỷ lục về tốc độ kết nối Internet trên thế giới, mà hướng đến việc xếp hạng tốc độ kết nối trung bình, tức mức tốc độ mà toàn dân ở một quốc gia đang được sử dụng.
Tiêu chí đánh giá của Akamai dựa trên địa chỉ IP có kết nối vào mạng truyền nội dung của họ.
Như vậy, sau hơn 1 năm, tốc độ Internet Việt Nam vẫn "dậm chân tại chỗ" ở mức bằng hoặc xấp xỉ 1,7 Mbps.
Còn theo trang web NetIndex (trang web thống kê dựa trên kết quả đo của Speedtest.net), tốc độ tải xuống Internet Việt Nam đang ở mức 8,04 Mbps (đứng thứ 54 trên tổng số 180 quốc gia trên thế giới) và tải lên đạt 5,57 Mbps (đứng thứ 28/180 quốc gia). Kết quả này dựa trên 555.201 địa chỉ IP Việt Nam qua 1.732.705 lượt đo tốc độ.
Trong đó, Bến Tre đang là địa phương có tốc độ tải về nhanh nhất Việt Nam với tốc độ 17,38 Mbps, tiếp đến là Buôn Mê Thuột với 14,91 Mbsp và Vinh với 12,82 Mbps.
So với thời điểm tháng 10/2011, tốc độ tải về của Việt Nam trên Speedtest cũng giảm từ 9,79 Mbps xuống còn 8,04 Mbps.
Nhưng thực tế, trong năm 2011, các nhà mạng đã liên tục tăng băng thông hoặc giảm giá cước để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Cụ thể, đầu tháng 3/2011, FPT Telecom đã thông báo điều chỉnh chính sách của một số gói dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao ADSL như nâng tốc độ truy cập trong nước tối đa lên đến 8 Mbps (tuỳ theo gói dịch vụ khách hàng sử dụng) và miễn phí dịch vụ iTV xem trên máy tính.
Đến đầu tháng 5/2011, VDC/VNPT cũng điều chỉnh các gói cước MegaVNN khi quyết định tăng băng thông của mỗi gói cước lên gói cước cao hơn và giữ nguyên giá.
Đại diện Công ty VDC (VNPT) cho biết, việc tốc độ Internet Việt Nam sau hơn 1 năm vẫn “dậm chân tại chỗ” cho thấy, tốc độ Internet hiện nay đã đến đúng ngưỡng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
Chính vì thế, sau khi phát triển hạ tầng, các nhà mạng cần phải quan tâm đến việc phát triển nội dung để làm tăng nhu cầu sử dụng băng thông tốc độ cao của người dùng.
Bên cạnh đó, các nội dung cơ bản mà người sử dụng truy cập nhiều như đọc tin tức, tìm kiếm thông tin, nghe nhạc… đều có máy chủ đặt tại Việt Nam nên ít có nhu cầu truy cập đi quốc tế.
Một chuyên gia trong lĩnh vực Internet cũng cho rằng, với những nội dung cơ bản mà đa số người dùng đang sử dụng như đọc báo, email…, tốc độ các gói cước ADSL hiện nay đã “dư sức” đáp ứng được.
Do đó, để có thể tăng tốc độ Internet của Việt Nam, các nhà mạng phải chú ý đến câu chuyện phát triển nội dung trên hạ tầng băng rộng vì “đã xây đường xá (băng rộng) thì phải có phương tiện (dịch vụ) chạy trên đó”.
Cách đây 5 tháng, tại buổi giao lưu "Ngày Internet Việt Nam" diễn ra ngày 1/12/2011, ông Nguyễn Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam cũng cho rằng, hiện còn rất ít nội dung trên Internet ngoại trừ các dịch vụ giải trí và game.
Các dịch vụ nội dung thiết thực khác gần như chưa phát triển do những vướng mắc về vấn đề bản quyền khi mà bản thân Luật bản quyền còn chưa thực sự rõ ràng.
Theo Đề án Chương trình phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng (được đề cập tại buổi giao ban của Bộ Thông tin & Truyền thông với các doanh nghiệp hạ tầng viễn thông ngày 19/4), yêu cầu về băng rộng của Việt Nam đến năm 2015 và 2020 đối với từng lớp đối tượng như hộ gia đình, trường học, bệnh viện, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp sẽ có các mức dự kiến từ 256 Kbps (năm 2015 đạt 60% nhưng đến năm 2020 chỉ còn 10%), 256 Kbps đến 2 Mbps (30% năm 2015 và tăng lên 50% vào năm 2010), 2Mbps đến 10 Mbps (chiếm 10% năm 2015 và tăng lên 20% vào năm 2020) và trên 10 Mbps (20% vào năm 2020).
Theo ITC News
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Một con cua có thể đầu độc 40.000 con chuột, tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?
Trong 'Tây Du Ký', khi Tôn Ngộ Không bị nhốt dưới Ngũ Hành Sơn, vì sao Bồ Đề Tổ Sư biết nhưng không cứu hắn, lý do rất đơn giản
‘Quái vật’ ngỡ tuyệt chủng 100 năm bỗng 'hồi sinh' kỳ lạ, vẻ ngoài khiến ai nhìn cũng bất ngờ