Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng tăng 9,4%
Nếu xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 11 tháng ước tính đạt 2245,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 76,2% tổng mức và tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó một số ngành hàng tăng khá: Lương thực, thực phẩm tăng 15,3%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 14,9%; hàng may mặc tăng 13,2%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 11,2%; phương tiện đi lại tăng 9,9%.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 11 tháng ước tính đạt 337,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,5% tổng mức và tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu của hai thành phố lớn là Hà Nội tăng 4,5% và thành phố Hồ Chí Minh tăng 7,5%.
Doanh thu du lịch lữ hành 11 tháng ước tính đạt 27,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% và tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu của một số địa phương tăng khá: Thành phố Hồ Chí Minh tăng 14,6%; Hà Nội tăng 6,4%; Nghệ An tăng 5,3%.
Doanh thu dịch vụ khác 11 tháng ước tính đạt 335,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,4% tổng mức và tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó một số địa phương có doanh thu dịch vụ tăng khá: Hà Nội tăng 9,1%; Thừa Thiên - Huế tăng 9,8%; Quảng Nam tăng 9,8%; Quảng Bình tăng 7,8%; Nghệ An tăng 7,3%.
Theo Tổng cục thống kê, nếu tính riêng tháng 11/2015, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 282,1 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% so với tháng trước và tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 217,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,5% và tăng 9,4%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 29,7 nghìn tỷ đồng, giảm 4,3% và giảm 0,9%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 2,5 nghìn tỷ đồng, giảm 8,9% và tăng 16,4%; doanh thu dịch vụ khác đạt 32 nghìn tỷ đồng, tăng 3,4% và giảm 3,7%.
Tổng cục Thống kê nhận định, hoạt động bán lẻ hàng hóa và kinh doanh dịch vụ trong tháng 11/2015 tiếp tục được cải thiện là nhờ có nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá được triển khai tại các địa phương đã khuyến khích tiêu dùng của người dân.
Bên cạnh đó, công tác quản lý về thương mại và chính sách bình ổn giá cả các mặt hàng thiết yếu được các cấp, các ngành triển khai kịp thời và hiệu quả, góp phần ổn định thị trường những tháng cuối năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT
VCCI kiến nghị lập cơ quan độc lập đốc thúc giải quyết vướng mắc, bất cập
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao