Quốc tế

Tổng thống Obama điện đàm yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ rút quân khỏi Iraq

(DNVN) - Nhằm làm giảm căng thẳng với chính quyền Baghdad, Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua đã có cuộc điện đàm kêu gọi người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan rút quân khỏi Iraq.

Theo tin tức từ báo Tiền Phong, Hãng Lenta sáng nay 19/12 dẫn thông báo từ Nhà Trắng cho biết, tại cuộc điện đàm diễn ra vào tối 18/12 (giờ Washington), ông Obama đã yêu cầu người đông cấp Erdogan rút quân đội Thổ Nhĩ Kỳ khỏi miền Bắc Iraq.

Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Ảnh: Hurriyet Daily News.

Tổng thống Obama kêu gọi Tổng thống Erdogan để có biện pháp bổ sung nhằm giảm căng thẳng leo thang với Iraq, trong đó có việc rút các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi Iraq. Nhà Trắng cũng tái khẳng định sự cần thiết phải tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Iraq”, tuyên bố của Nhà Trắng nêu rõ.

Tại cuộc điện đàm, hai nhà lãnh đạo cũng đồng ý tham gia các nỗ lực ngoại giao của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq nhằm giảm cường độ và điều phối các hoạt động quân sự chống lại lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Ngoài ra, ông Obama nhấn mạnh tầm quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến chống lại các IS và củng cố các phe đối lập Syria ôn hòa.

Được biết, việc Thổ Nhĩ Kỳ triển khai quân đến miền bắc Iraq đã là một vấn đề gây leo thang căng thẳng trong quan hệ giữa Ankara và Baghdad. 

Trong một phát biểu mới đây, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu giải thích rằng, binh lính nước này được triển khai đến Mosul là để đề phòng một cuộc tấn công bất ngờ từ phía IS và những người nào hiểu theo ý khác là đang có hành động “khiêu khích có chủ ý”. Tuy nhiên, Baghdad đã gọi đây là một sự xâm lược và yêu cầu Liên Hợp Quốc can thiệp để giải quyết vụ việc.

 

Trước đó, vào hôm 14/12, các nguồn tin quân sự từ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, 10 xe chở binh lính đã rời trại Bashiqa và đi về phía bắc, hướng biên giới giữa Iraq với Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, nguồn tin trên không nói rõ các binh lính này đi đâu và có tổng cộng bao nhiêu người.

Nên đọc
HÒA HẬU (t/h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo