TPP mang lại nhiều lợi ích cho kinh tế Việt Nam
Ngày 5/10 (theo giờ Việt Nam), tại Atlanta Hoa Kỳ Hội nghị Bộ trưởng Thương mại các nước thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đạt được thỏa thuận cuối cùng, kết thúc đàm phán Hiệp định TPP của 12 nước thành viên.
Theo Bộ Tài chính, TPP là một Hiệp định toàn diện, tiêu chuẩn cao và là thỏa thuận mang tính cân bằng. Hiệp định TPP bao gồm 30 Chương, cam kết mở cửa trên 20 lĩnh vực khác nhau với phạm vi và mức độ cam kết sâu rộng hơn so với các Hiệp định FTA thông thường mà Việt Nam đã ký kết.
Ngoài cam kết về tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ như các FTAs khác, TPP yêu cầu các nước cam kết trên nhiều lĩnh vực mới như mua sắm chính phủ, lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhà nước …
Với chính sách tạo thuận lợi thương mại, cam kết xóa bỏ thuế quan và các biện pháp hàng rào phi thuế quan, các tiêu chuẩn cao về các lĩnh vực sở hữu trí tuệ, an toàn lao động và an toàn thực phẩm, Hiệp định TPP được coi là Hiệp định của Thế kỷ 21, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa hai bờ Thái Bình Dương, giúp tăng trưởng kinh tế, tạo thêm công văn việc làm, khuyến khích cải tiến sáng tạo, tăng tính hiệu quả và cạnh tranh của nền kinh tế, tăng tính minh bạch và năng lực quản trị, nâng cao chất lượng lao động và bảo vệ môi trường. Chính vì thế, đạt được Thỏa thuận TPP được coi là thành công của tất cả các nước thành viên.
Phần lớn các nước phát triển trong TPP cam kết cắt giảm thuế quan, các hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa cũng như các chính sách hạn chế thương mại với hàng nông sản ngay khi Hiệp định có hiệu lực, ngoại trừ một số mặt hàng sẽ được cắt giảm theo lộ trình. Thuế nhập khẩu đối với hàng dệt may - ngành chủ lực đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của một số nước thành viên được cam kết cắt giảm, đồng thời với yêu cầu về áp dụng quy tắc xuất xứ riêng biệt “từ sợi trở đi” từ các nước trong khu vực.
Hiệp định cũng đưa ra các quy định mới về quy tắc xuất xứ nhằm hỗ trợ chuỗi cung ứng của toàn khu vực. Nội dung cam kết về dịch vụ tài chính cũng là điểm mới của Hiệp định này, góp phần tăng cơ hội đầu tư xuyên quốc gia trong khu vực kết hợp với các yêu cầu về tăng cường thể chế và các biện pháp ứng phó khủng hoảng.
Đối với Việt Nam, theo đánh giá của Bộ Tài chính, việc tham gia Hiệp định TPP có vai trò rất quan trọng. Theo số liệu 2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước TPP vào khoảng 89 tỷ USD, trong đó xuất khẩu vào khoảng 57 tỷ USD, chiếm gần 40% tổng xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới.
Việt Nam hiện đang xuất siêu sang các nước TPP vào khoảng 25 tỷ USD, chủ yếu là thị trường Hoa Kỳ. TPP được kỳ vọng sẽ đem đến nhiều cơ hội cho Việt Nam trong việc gia tăng sản xuất, đầu tư và đẩy mạnh xuất khẩu trong các lĩnh vực Việt Nam có lợi thế như dệt may, giầy dép, thủy sản, điện tử và các sản phẩm nông sản nhiệt đới.
"Hoa Kỳ hiện đang áp dụng thuế suất cao đối với nhiều nhóm mặt hàng dệt may và giầy dép, như vậy việc Hoa Kỳ cam kết xóa bỏ 100% thuế nhập khẩu trong TPP theo lộ trình thì ngành dệt may và giày dép của Việt Nam được kỳ vọng được hưởng nhiều lợi ích. TPP cũng là cơ hội để Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất khu vực và toàn cầu", Bộ Tài chính cho biết.
Cũng theo Bộ Tài chính, việc đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ, như quy tắc “từ sợi trở đi” đối với ngành dệt may của TPP, được xem là cơ hội để các ngành sản xuất của Việt Nam thu hút đầu tư trong việc phát triển công nghệ nguồn, chế biến sâu và chuỗi giá trị gia tăng, đáp ứng hàm lượng và tiêu chuẩn xuất xứ để đủ điều kiện được hưởng ưu đãi từ các cam kết mở cửa thị trường của các nước thành viên TPP.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà TPP đem lại, các ngành hàng trong nước cũng đối mặt với nhiều thách thức, cạnh tranh từ các nước thành viên TPP khi các sản phẩm cùng loại với chất lượng cao hơn, giá thành cạnh tranh hơn như: thịt gà, thịt lợn, thịt bò, ngô, đậu tương hoặc các ngành công nghiệp như ô tô, máy móc thiết bị…
Ngoài ra, TPP cũng đặt ra các yêu cầu về minh bạch hóa thông tin, về xây dựng khuôn khổ pháp lý theo các tiêu chuẩn cao hơn. Đây sẽ là thách thức, đồng thời là động lực để các nước thành viên hoàn thiện pháp luật trong nước để hội nhập sân chơi chung, góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và thuận lợi, thu hút đầu tư.
Những con số cần biết về TPP 12 40% 28,1 nghìn tỷ USD 18,000
Hiện thuế đánh vào máy móc xuất khẩu của Mỹ vào các nước TPP cao nhất lên đến 59%, với sản phẩm thịt gia súc gia cầm lên đến 40%, đậu tương 35%, hoa quả 40%, ô tô 70%, sản phẩm công nghệ thông tin là 35%. 5 30 chương Hiện một số nước, trong đó có Canada và New Zealand đã công bố tóm tắt nội dung đàm phán TPP liên quan đến nước sở tại. 56 cent
Trong khi đó, tại Mỹ, vấn đề người lao động trong TPP được cho là sẽ trở thành chủ đề tranh luận chính tại Quốc hội. (Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương) |
End of content
Không có tin nào tiếp theo