TQ hủy đơn hàng Thái Lan: Việt Nam tận dụng thế nào?
GS.VS Trần Đình Long, Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam đã chia sẻ như vậy trước thông tin hợp đồng bán 1,2 triệu tấn gạo cho Trung Quốc của Thái Lan vừa chính thức bị hủy bỏ.
Thêm cơ hội
Theo Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan thì việc hủy bỏ đơn hàng lần này là do phía Trung Quốc thiếu niềm tin vào Chính phủ Thái Lan khi Ủy ban Chống tham nhũng điều tra về sự minh bạch trong thỏa thuận bán gạo của hai nước này. Trong khi đó, hiện Trung Quốc là một trong những quốc gia nhập khẩu gạo Thái Lan nhiều nhất trên thế giới.
Hiện Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hạt gạo Việt Nam, tuy nhiên GS.VS Trần Đình Long cho rằng việc Trung Quốc hủy hợp đồng nhập khẩu gạo của Thái Lan tiếp tục tăng thêm cơ hội cho thị trường xuất khẩu gạo cho Việt Nam.
“Chúng ta sẽ có nhiều cơ hội tốt hơn”, GS Trần Đình Long nói.
Năm 2013, con số xuất khẩu chính ngạch là 2 triệu tấn, chiếm hơn 33% trong số 6,6 triệu tấn gạo xuất khẩu. Năm 2013, còn có khoảng 1,5 triệu tấn gạo giao dịch qua đường biên giới. Theo nhận định của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2014, Trung Quốc vẫn là khách hàng nhập khẩu lớn nhất gạo Việt Nam, nhưng đây cũng là thị trường phức tạp, đầy rủi ro.
Do đó GS Trần Đình Long cho rằng dù cơ hội nhiều nhưng lực cản cũng không ít.
“Gạo của Việt Nam chất lượng không được đều như Thái Lan, lại nhiều loại nên giá thấp hơn. Do vậy cần tăng cường chế biến sau thu hoạch, chuẩn bị nơi nơi dự trữ để được giá mới bán, tránh bị ép giá”, GS Long gợi ý.
Lo DN tự hại nhau
Trên thực tế nhu cầu tiêu thụ gạo của Việt Nam tại Trung Quốc tăng mạnh, nhất là con đường giao dịch qua biên giới.
Theo VFA, xuất khẩu gạo qua biên giới Trung Quốc tăng vọt do giá gạo giao tại biên giới cao hơn giá mua xuất khẩu trong nước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng các tỉnh biên giới, dù chất lượng thấp hơn.
Thương mại qua biên giới được luật pháp và tập quán quốc tế công nhận, ngày càng phát triển do điều kiện thuận lợi về địa lý và vận chuyển gần, nhất là đối với khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc. Trong điều kiện nguồn cung thừa, Trung Quốc trở thành tâm điểm và Việt Nam có khả năng đáp ứng nhu cầu nhanh. Do đó, thương mại gạo qua biên giới Trung Quốc sẽ còn đóng vai trò quan trọng trong thời gian tới.
Về xuất khẩu chính ngạch, Việt Nam cũng đang có nhiều cơ hội và chủ trương nâng giá mức độ nhất định đang được hướng tới.
Tuy nhiên, GS Long cho rằng: Lúc này các hiệp hội phải thống nhất về giá, tránh cạnh tranh nhau.
“Lo ngại chính doanh nghiệp của mình tự hại mình, do vậy phải đoàn kết làm cho bài bản, không vội vàng sẽ có nhiều cơ hội hơn. Lúc này các hiệp hội, doanh nghiệp phải bắt tay nhau thì mới mang lại thành công được”, GS Long nói.
Được biệt hiện VFA đã chỉ đạo các doanh nghiệp xây dựng mô hình liên kết sản xuất lúa gạo nhằm bảo đảm nguồn hàng chất lượng tốt, nhất là những giống lúa thơm mang lại giá trị kinh tế cao.
Ngoài ra, VFA cũng kiến nghị Chính phủ cho VFA thành lập Quỹ hỗ trợ cho các mô hình liên kết và doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Đồng thời, cần tăng cường xúc tiến thương mại cấp Chính phủ, tạo điều kiện ký các hợp đồng tập trung lớn để dẫn dắt giá gạo xuất khẩu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/1/2025: Chạm đỉnh cao nhất hơn 11 tuần qua
Việt Nam đứng thứ ba về xuất khẩu gạo sang Singapore
Giá nông sản ngày 23/1/2025: Cà phê tăng vọt, hồ tiêu nhích nhẹ
Giá ngoại tệ ngày 23/1/2025: USD phục hồi nhẹ sau chuỗi ngày giảm
Giá heo hơi ngày 23/1/2025: Ổn định trên toàn quốc dịp cận Tết
Thales tiếp tục cung cấp dịch vụ bảo trì cho đội bay của Vietnam Airlines