Tin tức - Sự kiện

Trai làng cởi trần đóng khố vật cầu bùn trong nắng nóng 40 độ C

Lịch sử lưu truyền tích vật cầu làng Vân (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, Bắc Giang) đã có từ hàng trăm năm trước. Theo quan niệm của người làng Vân, quả cầu tượng trưng cho mặt trời, được mang ra theo hướng từ Đông sang Tây trùng với hướng mặt trời mọc - lặn.

Theo tục lệ, trận đấu vật cầu trong bùn ướt sẽ được tổ chức 4 năm một lần vào năm chẵn, diễn ra trong 3 ngày từ 12-14 tháng Tư Âm lịch. Trận đấu có 2 đội, mỗi đội 8 trai làng lực lưỡng được gọi là quân cầu. Trước khi trận đấu diễn ra, quan cầu tề tựu trước đình làng tế lễ, đặc biệt ai cũng được chia lộc là một bát rượu uống để lấy hưng phấn.

Trong phần nghi lễ có một nhóm các chị mặc áo nâu sồng gánh đôi quang gánh có chum đất đựng nước sông Cầu dùng tưới vào sân tạo bùn cho 2 đội thi đấu.

Để có được quả cầu đầu tiên, 2 đội phải cử ra 2 đô vật thi đấu, ai thắng sẽ được nhận cầu trước.

Những người cao tuổi ở làng Vân kể lại, sân bùn để thi đấu được các bậc tiền nhân xây dựng từ thế kỷ XIII, rộng khoảng 200 m2. Trước ngày khai hội, bùn được lọc kỹ loại bỏ sạn, đá dăm để tránh thương tích cho các đội thi đấu.

Trận đấu bắt đầu, quả cầu thi đấu làm bằng gỗ lim, nặng khoảng 20kg, được các quan cầu 2 đội tranh giành để đưa cầu vào lỗ bên phần sân đối phương bằng sức mạnh và sự khéo léo.

Đội nào lùa được cầu vào lỗ bên đối phương sẽ ghi điểm và trận đấu được dừng lại ít phút, nếu ghi điểm 2 lần liên tiếp sẽ là đội chiến thắng.

Trận đấu diễn ra hấp dẫn, quyết liệt bởi sức mạnh của các quan cầu trên nền sân đầy bùn trơn như đổ mỡ, trong khi đó khán giả đứng chật vòng quanh sân hò reo át cả tiếng trống hội.

Hình ảnh ấn tượng của lễ hội vật cầu bùn truyền thống trong trận đấu chiều 26/5 (12/4 Âm lịch).

Nên đọc
Theo Dân trí
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo