Tranh chấp đất rừng ngày càng phức tạp
Đây là thông tin đáng chú trong kết quả “nghiên cứu, đánh giá về thực trạng quản lý, sử dụng đất giữa lâm trường quốc doanh và người dân địa phương” do một loạt cơ quan chức năng phối hợp điều tra gồm: Viện tư vấn phát triển (CODE), Trung tâm tư vấn quản lý bền vững tài nguyên và phát triển văn hoá cộng đồng Đông Nam Á (CIRUM), Trung tâm phát triển nông thôn miền Trung - Đại học nông lâm Huế (CRD) và Quỹ phát triển nông thôn và giảm nghèo huyện Quảng Ninh - tỉnh Quảng Bình (RDPR).
Thậm chí vì mẫu thuẫn này, “Việt Nam sẽ khó có khả năng tiếp cận với nguồn tiền từ bên ngoài như chương trình REDD+ trong thời gian tới”, các diễn giả cảnh báo tại buổi tọa đàm “Thực trạng và xung đột trong quản lý, sử dụng đất rừng giữa Lâm trường Quốc doanh với người dân địa phương” do Viện CODE và các cơ quan đối tác tổ chức tại Hà Nội, ngày 10/5/2012 vừa qua.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra, việc đẩy nhanh tiến trình sắp xếp đổi mới lâm trường quốc doanh để đảm bảo các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn, đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương là việc làm cần thiết, bức bách.
Các chuyên gia chính sách cũng lo ngại việc tiến hành giao sổ đỏ cho các lâm trường quốc doanh trước khi xác định ranh giới, cắm mốc ranh giới, và giải quyết các mâu thuẫn về đất rừng giữa lâm trường quốc doanh và người dân địa phương sẽ không đem lại kết quả như mong đợi.
Tiến trình này một mặt, rất có thể sẽ làm trầm trọng thêm các xung đột về quản lý, sử dụng đất vốn đã rất phức tạp giữa các lâm trường quốc doanh và người dân địa phương và như đã nói, làm giảm khả năng tiếp cận với nguồn tiền từ bên ngoài như chương trình REDD+ trong thời gian tới.
Trong nhiều thập kỷ qua, ở Việt Nam, lâm trường quốc doanh được xem là một trong những lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, bảo vệ và phát triển rừng đồng thời góp phần vào phát triển kinh tế xã hội ở vùng biên giới, vùng sâu vùng xa.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu, đánh giá cho thấy việc quản lý, sử dụng đất rừng của các lâm trường quốc doanh vẫn chưa hiệu quả.
Trên thực tế, những diện tích rừng và đất rừng được giao cho các lâm trường quốc doanh quản lý tài nguyên rừng bị suy giảm đáng kể cả về diện tích và chất lượng rừng, đặc biệt là từ sau thời kỳ đổi mới, chuyển sang cơ chế thị trường.
Sau gần 10 năm thực hiện các nghị quyết của Đảng và Chính phủ, về sắp xếp đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh, không đạt được như mục tiêu mong đợi.
Tiến trình rà soát, sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh diễn ra chậm chạp và gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc chưa giải quyết được, đặc biệt là vấn đề rà soát, đánh giá và giải quyết các tranh chấp đất đai của lâm trường quốc doanh.
Hồng Trang
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kinh tế 2024- Dự báo 2025: Xuất khẩu thuỷ sản về đích 10 tỷ USD
FPT Nhật Bản đạt danh hiệu nơi làm việc tốt nhất
Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
Cần khuyến khích thoả đáng cho chuyên gia tư vấn phản biện, giám định xã hội
Thi công thần tốc, gấp rút đưa các dự án FDI vào sản xuất