Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5/2017 đạt 36,39 tỷ USD, tăng 4,3% so với tháng trước. Qua đó đưa kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 5 tháng/2017 đạt gần 162,45 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, xuất khẩu trong tháng 5/2017 đạt 17,93 tỷ USD, tăng 2,3% so với tháng trước, đưa kim ngạch xuất khẩu 5 tháng/2017 đạt gần 79,98 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu trong tháng 5/2017 đạt gần 18,46 tỷ USD, tăng 6,4% so với tháng trước, qua đó đưa kim ngạch nhập khẩu 5 tháng/2017 đạt 82,47 tỷ USD, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong đó, xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 5/2017 đạt 23,86 tỷ USD, tăng 1,7% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong 5 tháng/2017 đạt 106,5 tỷ USD, tăng 23,7%, tương ứng tăng 20,39 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 5/2017 đạt gần 12,73 tỷ USD, tăng 0,5% so với tháng trước, đưa xuất khẩu của khối này trong 5 tháng/2017 đạt gần 56,66 tỷ USD, tăng 20%, tương ứng tăng hơn 9,45 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong tháng đạt 11,13 tỷ USD, tăng 3,1% so với tháng trước, đưa kim ngạch nhập khẩu của khối này trong 5 tháng/2017 đạt hơn 49,84 tỷ USD, tăng 28,1%, tương ứng tăng gần 10,94 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Theo Hải quan Việt Nam, cán cân thương mại hàng hóa tháng 5/2017 thâm hụt 528 triệu USD, đưa cán cân của cả nước 5 tháng/2017 thâm hụt gần 2,5 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 5/2017 đạt mức thặng dư 1,6 tỷ USD, đưa thặng dư của khối này trong 5 tháng/2017 đạt hơn 6,81 tỷ USD.
Về cán cân thương mại của khối doanh nghiệp trong nước tiếp tục mất cân đối trong tháng 5/2017 với mức thâm hụt 2,13 tỷ USD, đưa cán cân của khối doanh nghiệp trong nước 5 tháng/2017 thâm hụt 9,31 tỷ USD.
Xét về thị trường xuất nhập khẩu, theo Hải quan Việt Nam, trong 5 tháng/2017, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch đạt 32,76 tỷ USD, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc vươn lên là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam với 23,94 tỷ USD, tăng mạnh 45,2%; thị trường Hoa Kỳ đánh mất vị trí thứ 2 cho Hàn Quốc và trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam với kim ngạch 19,96 tỷ USD, tăng 12,9%; thị trường EU (28 nước) là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam với kim ngạch hai chiều là 19,66 tỷ USD, tăng 13,3%.
Trong 5 tháng/2017, 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam thì chỉ có 3 thị trường đạt thặng dư thương mại. Trong đó, Hoa Kỳ là đối tác đem lại thặng dư thương mại hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với 12,07 tỷ USD; tiếp theo là thị trường EU với với thặng dư 10,03 tỷ USD, thị trường Nhật Bản đạt được thặng dư nhỏ 152 triệu USD.
Trong khi đó về thâm hụt thương mại, thị trường Hàn Quốc đứng đầu với trị giá thâm hụt 12,96 tỷ USD, đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc với 11,5 tỷ USD; với Đài Loan là 3,9 tỷ USD…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước ngày 24/12/2024: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đồng loạt giảm
Giá vàng thế giới ngày 24/12/2024: Giảm nhẹ khi nhà đầu tư chờ động thái từ Fed
Triết lý “đô thị vị nhân sinh” dẫn lối hành trình kiến tạo đô thị bền vững tại The Global City
Giá heo hơi ngày 24/12/2024: Lập đỉnh mới tại miền Bắc, cả ba miền tiếp tục tăng
Giá ngoại tệ ngày 24/12/2024: Đồng USD và NDT tiếp tục xu hướng giảm
Giá nông sản ngày 24/12/2024: Cà phê giảm 500 đồng/kg, hồ tiêu đi xuống 1.000 đồng/kg