Quốc tế

Trung Quốc muốn "tham vấn thân thiện" về đánh cá ở Biển Đông

(DNVN) - Ngày 11/4, Trung Quốc nói rằng họ sẽ tiến hành "hiệp thương hữu nghị" với các nước láng giềng để tránh đối đầu trong các hoạt động đánh bắt cá ở những nơi có tranh chấp trên Biển Đông,

Báo Philippines Daily Inquirer cho biết Trung Quốc nói rằng họ sẽ tiến hành "hiệp thương hữu nghị" với các nước láng giềng để tránh đối đầu trong các hoạt động đánh bắt cá ở những nơi có tranh chấp trên Biển Đông, nhưng Manila khẳng định sẽ chờ phán quyết của tòa án quốc tế về tuyên bố chủ quyền biển của Bắc Kinh.

Các tàu đánh cá của Trung Quốc.

 Philippines hiện đang chờ đợi phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Hay (Hà Lan), có thể sẽ được đưa ra trong vài tuần tới, sau khi Philippines nộp đơn khiếu nại về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với phần lớn diện tích ở Biển Đông. 

Trong động thái mới nhất, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố: "Hợp tác nghề cá là một phần quan trọng trong sự hợp tác cùng có lợi giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, trong đó có các nước ven Biển Đông." Văn bản ghi lại nội dung cuộc họp báo đã được đăng trên trang mạng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày, các ngoại trưởng thuộc nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) ra tuyên bố phản đối mạnh mẽ mọi hành động khiêu khích trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. Đây là hai khu vực mà Trung Quốc đang vướng vào các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.

Tuyên bố đề cập rõ ràng tới vụ kiện liên quan tới tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc với Philippines ở Biển Đông, các ngoại trưởng của nhóm G7 cũng kêu gọi các nước tuân thủ luật biển quốc tế cũng như thực thi mọi phán quyết mang tính ràng buộc pháp lý của tòa án.

Phản pháp lại tuyên bố này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đáp lại: "Chúng tôi kêu gọi các quốc gia thành viên G7 tôn trọng cam kết không đứng về phía nào trong các vấn đề liên quan đến tranh chấp lãnh thổ".

 

Tuyên bố cũng cho biết, G7 nên tập trung vào hợp tác phát triển kinh tế trên toàn cầu trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế yếu kém, hơn là thổi phồng tranh chấp và khiêu khích.

Nên đọc
Tùng Bách (Theo Philippines Daily Inquirer)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo