Trung Quốc và những cải cách bị “bỏ quên”
Trong Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc kéo dài 4 ngày (9/11-12/11), các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đưa ra các mục tiêu tổng thể của kế hoạch cải cách thể chế kinh tế. Giải pháp cốt lõi là xử lý tốt quan hệ giữa chính phủ và thị trường, để thị trường quyết định việc phân phối các nguồn lực. Nhiệm vụ cơ bản là xây dựng một nền kinh tế mở và thống nhất, cạnh tranh có trật tự.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng đã thống nhất lấy cải cách đất đai và thuế là mục tiêu cải cách trọng tâm. Tuy nhiên, theo tờ CNNMoney, Trung Quốc đã vẫn chưa giải quyết được ba vấn đề cải cách trọng tâm.
1. Cải cách các doanh nghiệp nhà nước
Các doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc được hưởng rất nhiều đặc quyền kinh tế trong những lĩnh vực chủ chốt như tài chính, năng lượng và cơ sở hạ tầng. Bắc Kinh luôn dựa vào những công ty này để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp nhà nước có sự bảo trợ của nhà nước lại tỏ ra kiêu ngạo, hoạt động thiếu hiệu quả và thua lỗ.
Ngày 1/9. Tưởng Khiết Mẫn, cựu Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý và Giám sát tài sản nhà nước (SASAC), phó bí thư Đảng ủy bị cách chức vì vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.
Vụ điều tra này được tiến hành tiếp theo một loạt các vụ khởi tố các quan chức tham nhũng khác, đáng chú ý là phiên tòa xử cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai. Chủ tịch Tập Cận Bình đã hứa hẹn sẽ đẩy lùi tham nhũng.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng cam kết sẽ thực hiện chính sách tự do hóa thị trường bắt đầu bằng việc mở cửa khu tự do thương mại Thượng Hải vào ngày 29/9, tuy nhiên có tới “200 điều cấm kỵ” kèm theo dự án thí điểm này.
2. Thay đổi chính sách hộ khẩu
Hộ khẩu có ảnh hưởng gần như tới mọi hoạt động của người dân, bao gồm việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và các chương trình an sinh xã hội khác. Đây chính là căn nguyên của sự bất công trong xã hội Trung Quốc. Với địa chỉ hộ khẩu chính thức ở các tỉnh lẻ, nông dân lên thành phố kiếm sống không được trợ giúp y tế, con cái không được đi học.
Một số người chỉ trích hệ thống này của chính phủ Trung Quốc nên được xóa bỏ bởi vì nó ngăn cản sự phát triển kinh tế-xã hội công bằng giữa các vùng miền. Tuy nhiên, không có bất kì đề cập cụ thể nào tới việc xóa bỏ chính sách này trong hội nghị lần này, mặc dù trước đó Chính phủ Trung Quốc cho biết sẽ lập kế hoạch cân bằng nguồn lực công giữa khu vực nông thôn và thành phố.
3. Giải quyết các vấn đề nợ công của địa phương
Trung Quốc đang cố gắng kiểm soát nợ công ngày càng tăng tại các thành phố - hậu quả của các chương trình kích thích kinh tế và nới lỏng tín dụng.
Theo khảo sát của các nhà kinh tế của CNNMoney, các khoản nợ của chính phủ các địa phương tại Trung Quốc ước tính rơi vào 14,1 – 19,7 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương khoảng 3 nghìn tỷ USD) tính tới cuối năm 2012, chiếm khoảng 1/3 GDP của Trung Quốc. Số nợ này đã tăng gấp đôi so với năm 2009 khi mà Trung Quốc thực hiện kiểm toán nợ trên phạm vi toàn quốc.
“Bong bóng” nợ công sẽ là cái gai nhức nhối mà Trung Quốc cần phải giải quyết để có thể thực hiện các cải cách lớn hơn.
Sau nhiều thập kỷ tăng trưởng nhanh chóng, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chậm hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao