TS. Trần Du Lịch: TP. HCM đang "mặc áo" quá chật
Tin tức trên báo Infonet, ủng hộ ý tưởng biến TP. HCM thành đặc khu, một chính quyền đô thị giống Thượng Hải mà Bí thư Thành uỷ Đinh La Thăng đưa ra tại cuộc họp gần đây, ông Trần Du Lịch – Phó trưởng Đoàn đại biểu TP. HCM nhấn mạnh rằng TP. HCM đang mặc áo quá chật”.
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Trần Du Lịch (Đoàn ĐBQH TP. HCM) chia sẻ quan điểm xoay quanh chuyện nên hay không nên xây dựng TP. HCM thành một đặc khu kinh tế.
"Tôi ủng hộ tinh thần tháo gỡ cơ chế để TP. HCM có thể phát triển tương xứng với tầm vóc mà Bí thư Đinh La Thăng đã đề ra. Tôi cũng rất ủng hộ đánh giá cho rằng, với tất cả cơ chế cho TP. HCM như một cái áo quá chật mặc lên một cơ thể lớn mạnh. Thành ra TP. HCM có cái gì thì một tỉnh miền núi cũng có cái đó - điều này vừa bất cập vừa gây lãng phí.
Tôi ủng hộ và cũng đã nhiều lần đề cập đến việc xây dựng pháp luật là chúng ta tổ chức một mô hình quản lý nhà nước hành chính địa phương, chúng ta đồng hóa tính thống nhất của nền hành chính với sự đồng nhất về tổ chức bộ máy. Bí thư Thành ủy đã nhận thấy vấn đề khi về thành phố.
Với tư cách là một người tham gia từ khi xây dựng Nghị quyết 20 của Bộ Chính trị và thành phố năm 2002 và tham gia biên tập đề án Đổi mới chính quyền đô thị từ 2007, tôi cho rằng, hiện nay thành phố có nhiều thuận lợi hơn để tổ chức mô hình chính quyền đô thị.
Chia sẻ trên báo Trí thức trẻ về những thuận lợi của TP. HCM để xây dựng chính quyền đô thị như Thượng Hải, TS. Trần Du lịch cho biết: "Một là theo Nghị quyết 20 của Bộ Chính trị và sau này là Nghị quyết 16 có nrất quan trọng, nói rõ rằng "Vấn đề gì mà luật pháp chưa quy định, hoặc quy định không phù hợp thì đề nghị Chính phủ cho TP. HCM làm thí điểm".
Thứ hai, Luật Chính quyền địa phương đã quy định, đặc điểm chính quyền đô thị là những ai, tổ chức nào và điểm rất quan trọng là cho phép tổ chức thành phố trong thành phố. Trên tinh thần đó, tôi cho rằng, TP. HCM có thể tiếp tục triển khai ngay đề án tổ chức mô hình chính quyền đô thị.
Trong đề án mô hình đô thị trước đây có 4 nội dung chính, hiện có 3 nội dung tôi cho là "được": Thứ nhất là cho phép TP.HCM tổ chức các đô thị trực thuộc, 4 thành phố Đông - Tây - Nam - Bắc mà trước đây chúng tôi làm quy hoạch đã định hướng rất rõ chức năng nhiệm vụ, để nâng tính tự chủ của các thành phố đó. Tức là thay vì chỉ có một TP. HCM năng động thì sẽ có 4 thành phố cùng năng động, giảm tải cho chính quyền TP. HCM hiện nay.
Thứ hai, Luật chính quyền địa phương cũng đưa ra 3 cơ chế là cơ chế phân quyền, phân cấp và cơ chế ủy quyền. Ba là trong đề án, TP. HCM tiếp tục nghiên cứu nâng trách nhiệm giám đốc các Sở không chỉ còn là cơ quan tham mưu, cái gì dễ thì làm khó thì đẩy sang UBND.
Với cơ chế như vậy sẽ không còn tạo áp lực họp hành Ủy ban nữa, Ủy ban chỉ giải quyết những vấn đề hoàn toàn vượt khỏi thẩm quyền các Sở. Đồng thời, khi phân quyền cho các đơn vị trực thuộc thì các Sở cũng bớt việc, chỉ cần đưa ra quy định và đi kiểm tra, giám sát thực thi mà thôi.
Tuy nhiên, trong mô hình mà hiện nay còn vướng là thành phố tổ chức cấp chính quyền có hội đồng nhân dân và cơ quan chính quyền không đầy đủ. Hiến pháp có mở ra nhưng Luật lại không quy định.
Song đây không phải là vấn đề quá lớn nên nếu tổ chức có thể thêm hội đồng nhân dân trong phường, chức năng đơn giản; còn những đơn vị trực thuộc như thị trấn thì tăng tự quản, tự chịu trách nhiệm. Trên tinh thần đó, TP. HCM có thể tinh giản được bộ máy, nâng tinh thần trách nhiệm lên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo